Tận dụng dữ liệu kỹ thuật số hoặc dữ liệu lớn trong kiểm toán để đạt được các SDG

(BKTO) - Đây là chủ đề của Báo cáo nghiên cứu về Đề án Nghiên cứu ASOSAI 12 đã được ông Hầu Khải - Tổng KTNN Trung Quốc, Tổng Thư ký Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) - báo cáo tại Cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 56 diễn ra chiều 06/9 theo hình thức trực tuyến.



                
   

Toàn cảnh Cuộc họp tại đầu cầu Hà Nội, Việt Nam

   

Đề án nghiên cứu được khởi động dựa trên kết quả của Cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 53 diễn ra ngày 22/9/2018 tại Việt Nam. 15 quốc gia đã đăng ký tham gia Đề án gồm: Afghanistan, Bangladesh, Trung Quốc, Georgia, Ấn Độ, Indonesia, Kuwait, Nepal, Pakistan, Philippines, Saudi Arabia, Thái Lan (đồng dự án), Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (trưởng dự án) và Việt Nam.

Thiết kế mô hình hỗ trợ kiểm toán viên tận dụng dữ liệu kỹ thuật số hoặc dữ liệu lớn

Trong tài liệu đầu tiên, nhóm dự án đặt mục tiêu thiết kế một mô hình hỗ trợ kiểm toán viên tận dụng dữ liệu kỹ thuật số hoặc dữ liệu lớn để giúp đạt được mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Mô hình đề xuất dựa trên các Nguyên tắc Cơ bản của Kiểm toán khu vực Công ISSAI-100 và được phát triển để mang lại sự phù hợp của kết quả nghiên cứu với các hướng dẫn của Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI). Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy rằng, việc tận dụng dữ liệu lớn có thể được thực hiện bằng cách duy trì các yếu tố: Tính nhất quán của chính sách, quản lý thông tin, biểu đồ trách nhiệm rõ ràng.

Các yếu tố trên được coi là cần thiết cho mục đích thu thập dữ liệu có liên quan, có thể sử dụng và phân tích được nhằm đạt được các SDG. Việc thu thập dữ liệu ở dạng như vậy đòi hỏi phải tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ. Điều này phù hợp với Mô hình kiểm toán SDG (ISAM) của Cơ quan Sáng kiến phát triển của INTOSAI (IDI), tính nhất quán của chính sách. Nó cũng ngăn ngừa sự trùng lặp và chồng chéo giữa các bộ phận khác nhau ở cả cấp độ ngành ngang (chính quyền trung ương) và ngành dọc (chính quyền quốc gia, vùng và địa phương).

Nhóm dự án đảm bảo tính tương thích của các yếu tố trên với ISSAI-100 (Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán khu vực công). Với lợi thế là một nhóm đa quốc gia, nhóm dự án có đủ điều kiện để kiểm tra chức năng và khả năng ứng dụng của mô hình trong các môi trường khác nhau. Phạm vi của dự án cũng cho phép xem xét các góc độ khác để nâng cao mô hình.

Hơn nữa, yếu tố của biểu đồ trách nhiệm giải trình trong công cụ ISSAI-100 cũng được hỗ trợ bằng cách xem xét lại khuôn khổ báo cáo cho các báo cáo kiểm toán hiệu quả được trình bày trong ISSAI P-12 (Giá trị và lợi ích của các cơ quan kiểm toán tối cao) bên cạnh khuôn khổ báo cáo đã thiết lập của ISSAI-100, cùng với Hiệp định Johannesburg 2010. Do tầm quan trọng của biểu đồ trách nhiệm giải trình, SAI Thái Lan đã tình nguyện dẫn đầu nhóm tập trung trong nhóm dự án để xây dựng một tài liệu nghiên cứu song song về cải thiện và duy trì trách nhiệm giải trình trong các tình huống phức tạp bắt nguồn từ các cuộc kiểm toán SDG.

Mô hình đánh giá ISSAI-100 để tận dụng dữ liệu kỹ thuật số hoặc dữ liệu lớn nhằm đạt được các SDG phản ánh một công cụ thiết thực cho các SAI giúp đẩy mạnh sản xuất dữ liệu của chính phủ ở dạng phù hợp, có thể phân tích và đạt được mức độ tin cậy hợp lý.
                
   

Ông Hầu Khải - Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc, Tổng Thư ký ASOSAI báo cáo tại Cuộc họp

   

Tiếp cận các biểu đồ trách nhiệm giải trình phù hợp với kiểm toán SDG

Nhóm nòng cốt do SAI Thái Lan dẫn đầu đã xây dựng tài liệu thứ hai của dự án nghiên cứu này. Nhóm nòng cốt đã tìm ra cách tiếp cận cho các biểu đồ trách nhiệm giải trình phù hợp với kiểm toán SDG, tập trung vào việc đánh giá khuôn khổ báo cáo. Nghiên cứu sử dụng phân tích định tính và phân tích tình hình để đánh giá tầm quan trọng của khuôn khổ báo cáo. Phương pháp nghiên cứu gồm 3 cách tiếp cận: nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn các chuyên gia về chủ đề và phân tích nội dung.

Nghiên cứu đề xuất khung khái niệm cho việc soát xét báo cáo kiểm toán SDG. Ba bước đánh giá bao gồm các điều kiện tiên quyết (ISSAI 100), nâng cao (INTOSAI P-12) và đổi mới (Johannesburg theo thỏa thuận 2010). Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa khuôn khổ báo cáo với việc truyền thông và đo lường tác động của báo cáo kiểm toán SDG được gọi là mô hình RCI trong biểu đồ trách nhiệm giải trình.

Nhóm nòng cốt đã chọn 6 nghiên cứu điển hình, phản ánh các biểu đồ trách nhiệm, đồng thời sử dụng phân tích nội dung để giải thích các nghiên cứu điển hình này. Từ các nghiên cứu điển hình này, vai trò của SAI có thể tích hợp và hợp tác với hệ thống giám sát trong việc xây dựng một khuôn khổ báo cáo đánh giá hiệu quả. Trên cơ sở dữ liệu của tập bản đồ INTOSAI về SDG, các nhà nghiên cứu đã chọn hai báo cáo đánh giá SDG. Các báo cáo này đại diện cho các kết quả kiểm toán, phản ánh sự chuẩn bị SDG của các quốc gia. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tích nội dung để chỉ ra các tác động của việc kiểm toán SDG./.
XUÂN HỒNG VÀ NHÓM PHÓNG VIÊN
Cùng chuyên mục
  • Nhiều hoạt động thiết thực góp phần phát triển kiểm toán môi trường
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) – Giai đoạn vừa qua, Nhóm công tác của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á về Kiểm toán môi trường (ASOSAI WGEA) đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần thúc đẩy kiểm toán môi trường (KTMT) phát triển.
  • Nỗ lực thực hiện thành công Kế hoạch Chiến lược ASOSAI
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, một số hoạt động theo Kế hoạch Chiến lược của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) đã bị hủy bỏ hoặc trì hoãn. Tuy nhiên, Ban Điều hành, Nhóm nòng cốt quản lý Kế hoạch chiến lược ASOSAI và các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thành viên đã thể hiện khả năng phục hồi, nhanh nhẹn và quyết tâm thực hiện thành công Kế hoạch Chiến lược ASOSAI 2016-2021.
  • Đại hội ASOSAI 16 sẽ được tổ chức tại Ấn Độ
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Chiều 06/9, tại Cuộc họp Ban Điều hành Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 56, các thành viên Ban Điều hành đã bầu chọn cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) chủ nhà tổ chức Đại hội ASOSAI 16 (nhiệm kỳ 2024-2027) và gia hạn nhiệm kỳ của Trưởng ban Phát triển năng lực ASOSAI (CDA) và Tổng biên tập Tạp chí ASOSAI.
  • ASOSAI hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với nhiều tổ chức khu vực
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tại Cuộc họp Ban Điều hành Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 56, Tổng Thư ký ASOSAI, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc Hầu Khải cho biết, trong thời gian qua, ASOSAI đã hợp tác rất chặt chẽ với nhiều tổ chức khu vực.
  • Thực hiện thành công Tuyên bố Hà Nội:  Khẳng định sự lớn mạnh của ASOSAI và những nỗ lực vì môi trường, phát triển bền vững
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tại Cuộc họp Ban Điều hành Tổ chức Các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 56 diễn ra chiều 06/9, KTNN Việt Nam - Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 đã báo cáo kết quả thực hiện Tuyên bố Hà Nội. Theo đó, với một nửa chặng đường công tác của nhiệm kỳ diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp ở hầu hết các quốc gia châu Á và trên thế giới, song với những nỗ lực và đóng góp trách nhiệm của các SAI thành viên, Tuyên bố Hà Nội đã được thực hiện với nhiều kết quả nổi bật, trọng tâm là hai trụ cột chiến lược - bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Tận dụng dữ liệu kỹ thuật số hoặc dữ liệu lớn trong kiểm toán để đạt được các SDG