Tận dụng nền tảng FTA, kim ngạch xuất khẩu khởi sắc trong 2 tháng đầu năm 2021

(BKTO)- Trong bối cảnh nhiều khó khăn, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 2 tháng đầu năm vẫn gia tăng, cho thấy doanh nghiệp Việt đang tận dụng ngày càng hiệu quả hơn các hiệp định thương mại tự do.



                
   

Trong 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 610 triệu USD - Nguồn: sưu tầm.

   
"Đòn bẩy" FTA

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), hiện trong số 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia, 13 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA sắp có hiệu lực và 2 FTA đang đàm phán. Những FTA này là đòn bẩy để xuất khẩu hàng hóa của nước ta gia tăng mạnh mẽ trong năm 2021.

Điều này thể hiện khi tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay ước tính đạt 95,81 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2%; nhập khẩu đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9% . Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD.

Trong 2 tháng có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng đó là: điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,9 tỷ USD, tăng 27,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,5 tỷ USD, tăng 72,6%; giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 15,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 51%...

Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản tăng so với cùng kỳ năm trước là: rau quả đạt 610 triệu USD, tăng 14,6%; cao su đạt 516 triệu USD, tăng 109,7% (lượng tăng 89,9%); hạt điều đạt 442 triệu USD, tăng 21,5% (lượng tăng 46,1%); sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 256 triệu USD, tăng 78,2%...

Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải: đa số nhóm các mặt hàng duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu cao từ đầu năm đến nay đều liên quan đến hàng tiêu dùng, sử dụng trong nhà trong bối cảnh đại dịch bùng phát như nhóm hàng đồ gỗ nội thất, máy móc thiết bị điện tử máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động… Bên cạnh đó, nhóm hàng nông sản cũng tăng trưởng tốt. Trong đó, thủy sản là một trong những mặt hàng tăng tốc xuất khẩu ngay từ đầu năm 2021, đưa kim ngạch xuất khẩu bật tăng trở lại, trái ngược với sự sụt giảm trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Hiện, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay với kim ngạch đạt 14,2 tỷ USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 8,5 tỷ USD, tăng 54,3%. Thị trường EU đạt 6,3 tỷ USD, tăng 22,7%. Thị trường ASEAN đạt 4,2 tỷ USD, tăng 6,2%. Hàn Quốc đạt 3,4 tỷ USD, tăng 16,8%. Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, tăng 3%.

Tuy nhiên, điểm nổi bật là sự bứt phá mạnh mẽ từ kim ngạch song phương Việt - Anhngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực. Thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 657,35 triệu USD, tăng 78,57% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 598,07 triệu USD, tăng lần lượt 84,61% so với tháng 1/2020 và 56,51% so với tháng 12/2020.

Giải pháp tận dụng hiệu quả FTA

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng cũng có sự sụt giảm đáng kể. Trong đó điển hình là dệt may, da giày bởi nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như EU, Mỹ....

Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm nay thị trường dệt may tiếp tục khó khăn do tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Song, ngành dệt may Việt cũng đang đứng trước rất nhiều cơ hội phát triển từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết như RCEP, EVFTA…Hiện các DN trong ngành đang nỗ lực để tận dụng hiệu quả.

“Theo đánh giá, 2021 – 2023 là giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, với nhiều sự sắp xếp lại chuỗi cung ứng và phương thức vận hành. Dự kiến đến giữa hoặc cuối năm 2023, thị trường dệt may mới quay lại ngưỡng 2019”, ông Cẩm chia sẻ thêm.

Tương tự như ngành dệt may, các DN ngành da giày cũng đã và đang chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định thương mại mang lại nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất kinh doanh của DN và thúc đẩy xuất khẩu.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, da giày là một trong những ngành tận dụng tốt nhất Hiệp định EVFTA. Dự báo xuất khẩu ngành da, giày, túi xách sẽ tăng trưởng 15 - 20% trong năm 2021 trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt.

Trước mắt, để ổn định sản xuất, tận dụng được cơ hội từ các FTA, theo các chuyên gia kinh tế, DN xuất khẩu cần tập trung kết nối liên kết chuỗi cung ứng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, phát triển công nghiệp phụ trợ, đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ và thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị. Song song với đó, chủ động đáp ứng các yêu cầu mới về môi trường và lao động, nhân lực; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu…

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh, năm 2021 sẽ chứng kiến sự tác động rõ nét của các FTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu của DN Việt. Do đó, các DN cần khẩn trương tổ chức sắp xếp lại chiến lược, định hướng về sản xuất kinh doanh, trang bị có mình kiến thức và năng lực để tận dụng được tối đa lợi thế từ các FTA.
NAM SƠN (Tổng hợp)
Cùng chuyên mục
  • Quy hoạch phát triển sân bay:  Cần cân nhắc để tránh lãng phí
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành phố liên tiếp đề xuất xin chủ trương xây dựng sân bay với lý do phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, giới chuyên gia hàng không, nhà kinh tế cho rằng, cần phải tính toán thận trọng trên cơ sở nhu cầu cũng như tính khả thi trong thực tế, nếu không có thể dẫn đến tình trạng dư thừa sân bay, gây lãng phí nguồn lực của đất nước.
  • Đảm bảo cung cầu - hàng hóa thiết yếu  đã không thiếu trong dịp Tết
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tổng hợp thông tin từ các địa phương trên cả nước, Bộ Công Thương cho biết, tổng giá trị lượng hàng dự trữ phục vụ Tết của các DN ước tăng khoảng 10 - 15% so với các tháng thông thường. Lượng hàng dự trữ của các DN tham gia Chương trình bình ổn thị trường cũng tăng khoảng 5 - 10% so với năm trước. Hàng hóa dồi dào, phong phú, dự trữ tăng cao để sẵn sàng cung ứng, đối phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đã giúp cho thị trường hàng hóa thiết yếu ổn định, không xảy ra khan hàng, sốt giá… trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.
  • Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành giao thông vận tải
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo đề xuất của nhiều chuyên gia giao thông, để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong phát triển kinh tế giao thông, cần đưa ra các giải pháp đúng đắn, trong đó ưu tiên phát triển phương tiện vận tải hàng hóa khối lượng lớn, ít tiêu tốn nhiên liệu, tiến tới hình thành một số DN vận tải hàng hoá đa phương thức quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải hoàn chỉnh.
  • Đổi mới trên quê hương cách mạng Võ Nhai
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Về thăm quê hương cách mạng Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) - nơi đang nỗ lực lập nhiều thành tích thi đua chào mừng thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, hướng tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được đẩy mạnh, diện mạo quê hương đã có nhiều khởi sắc, những giá trị văn hóa và truyền thống anh hùng trên quê hương cách mạng được bảo tồn và phát huy trong thời bình.
  • Đìu hiu chợ hoa lớn nhất Hà Nội ngày cận Tết
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhưng trái với mọi năm, chợ hoa Quảng An - chợ hoa đầu mối lớn nhất Hà Nội năm nay rơi vào tình trạng đìu hiu, vắng vẻ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tận dụng nền tảng FTA, kim ngạch xuất khẩu khởi sắc trong 2 tháng đầu năm 2021