Tạo “đòn bẩy” thu hút khách quốc tế từ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

(BKTO) - Trong bối cảnh du lịch đang đẩy mạnh phục hồi và phát triển, cùng với những nỗ lực đổi mới sản phẩm, điểm đến, một yêu cầu quan trọng đang được đặt ra là cần tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá, đưa hình ảnh du lịch Việt đến gần hơn với du khách.

dl.jpg
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đóng vai trò quan trọng để đưa hình ảnh du lịch Việt đến khách quốc tế. Ảnh: N.Lộc

Xúc tiến, quảng bá du lịch, nỗ lực nhưng chưa tới… tầm

Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, đây là thời điểm ngành "công nghiệp không khói" từng mang lại doanh thu hàng chục tỷ USD cho nền kinh tế đứng trước nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ trở lại. Tuy nhiên, bất cập trong công tác quảng bá, xúc tiến trở thành rào cản khiến du lịch Việt chưa thể đạt được kết quả đột phá trong quá trình phục hồi, thu hút khách quốc tế. 

Nguyên Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - VHTTDL) Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, công tác xúc tiến du lịch vừa qua đã có nhiều nỗ lực đổi mới, song nhìn chung chưa đạt được yêu cầu đề ra. Các hoạt động xúc tiến, quảng bá còn thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao. Kinh phí dành cho xúc tiến du lịch còn nhỏ và cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc, bất cập, thiếu chính sách ưu tiên; cơ chế cấp kinh phí hằng năm chưa linh hoạt để có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch xúc tiến du lịch chủ động nhằm ứng phó với những biến động trong và ngoài nước đối với du khách quốc tế đến Việt Nam.

Tại Lễ trao giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 30 năm 2023, Việt Nam nhận được 54 hạng mục giải thưởng hàng đầu châu Á, nhưng sâu sắc hơn, quảng bá của chúng ta phải đến từ tính độc đáo, khác biệt, bản sắc, thêm cả sự huyền bí. Về điều này, Việt Nam chưa làm được.

Chuyên gia Võ Trí Thành

Trong khi đó, tổ chức bộ máy và lực lượng thực hiện hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, lực lượng trực tiếp triển khai hoạt động xúc tiến du lịch mỏng, hoạt động kiêm nhiệm nên việc triển khai còn bị động, thiếu tính chuyên nghiệp. 

Cho rằng lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tăng, nhưng tốc độ đã suy giảm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình thẳng thắn chỉ rõ, một trong những nguyên nhân là do công tác xúc tiến du lịch triển khai còn chậm và kém hiệu quả.

“Việc triển khai xúc tiến ở nước ngoài để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam còn quá ít, nhiều hội chợ quốc tế quan trọng hàng đầu thế giới bị bỏ qua hoặc tham gia cầm chừng khiến hình ảnh du lịch Việt với thế giới còn mờ nhạt” - ông Vũ Thế Bình chỉ rõ.

Từ góc nhìn địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cho biết, sau đại dịch, tình trạng cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các điểm đến buộc ngành du lịch mỗi nước phải nỗ lực hơn nữa để khẳng định mình, trong đó, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch là khâu đầu tiên để hút khách đến thị trường.

Tuy nhiên, theo ông Thành, từ khi mở cửa trở lại, hoạt động du lịch chỉ mới tập trung quảng bá trong nước là chính, xúc tiến quảng bá ở nước ngoài còn hạn chế. Đơn cử như nhiều khách quốc tế chỉ biết đến Phú Quốc, Kiên Giang qua các kênh gián tiếp. 

Chú trọng đầu tư, đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Trên cơ sở nhận diện rõ những bất cập, hạn chế trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, các chuyên gia cho rằng cơ quan chức năng, các địa phương cần có định hướng, giải pháp và tập trung làm tốt hơn nữa công tác này trong thời gian tới. 

img6407-17000123938301536685738(1).jpg

Bộ VHTTDL tập trung xây dựng mô hình, phương thức xúc tiến du lịch có tính chất đột phá với tầm nhìn dài hạn, huy động hiệu quả sự tham gia của doanh nghiệp. Tăng cường năng lực, tính hiệu quả của hoạt động xúc tiến du lịch; phát huy tốt hơn vai trò của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch.

Bộ Công Thương gắn hiệu quả xúc tiến thương mại với xúc tiến du lịch; lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam trong chương trình thương hiệu quốc gia và các chương trình xúc tiến thương mại khác.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Hội nghị “Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững”

Từ góc độ điểm đến, ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - đề nghị cần quan tâm, xây dựng chiến lược tổng thể về xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại thị trường quốc tế, trong đó Bộ VHTTDL là đơn vị chủ trì, tổ chức thực hiện để định vị thương hiệu dịch vụ, du lịch Việt Nam. “TP. Hà Nội cũng có hợp tác với CNN, tuy nhiên, Bộ VHTTDL nên là đầu mối triển khai toàn quốc sẽ tiết kiệm và hiệu quả hơn” - ông Quyền cho biết.

Trong khi đó, nhấn mạnh yêu cầu cần thiết phải sớm hình thành các văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu cho rằng, đây được xem là giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường hiệu quả xúc tiến, quảng bá ở các thị trường trọng điểm quốc tế.

“Trước mắt, Bộ VHTTDL sẽ tranh thủ nguồn lực của khu vực tư nhân hoặc thành lập đại diện xúc tiến du lịch thông qua cơ chế hợp đồng, có sự hỗ trợ của đại sứ quán, thương vụ ở nước sở tại” - ông Siêu cho biết.

img6655-17027219035771884687009.jpg
Cùng với vai trò của Bộ VHTTDL, các địa phương cần tăng cường phối hợp trong việc quảng bá, xúc tiến điểm đến. Ảnh: Nguyễn Thương

Các ý kiến cũng cho rằng, Việt Nam cần triển khai công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đúng trọng tâm, trọng điểm để thu hút khách quốc tế, ưu tiên thị trường tiềm năng, trọng điểm. Trong đó, Bộ VHTTDL chủ trì tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá chung tại các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế; tổ chức tốt việc kết nối vùng, liên vùng để phát triển và quảng bá sản phẩm, thương hiệu điểm đến; đẩy mạnh kết nối nền tảng số của các tỉnh với cả nước...

Liên quan đến vấn đề nguồn lực cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, ông Vũ Thế Bình đề nghị Bộ VHTTDL cần đổi mới hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, có nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Nêu ý kiến về vấn đề Quỹ, chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng, nguồn Quỹ hiện có hàng trăm tỷ, nhưng không tiêu được. Lý do rất nhiều, nhưng quan trọng nhất là "chất nhà nước", "chất hành chính" nhiều quá và bộ máy thực thi không có cơ chế để làm.

“Quỹ này cần cải tổ. Mục tiêu hướng đến trước hết của Quỹ là những sự kiện xúc tiến du lịch lớn, thứ hai là vấn đề đổi mới sáng tạo, ba có thể là một số vấn đề đào tạo lại, đặc biệt là đào tạo cấp cao” - Chuyên gia Võ Trí Thành đề nghị.

Cùng chuyên mục
  • Từ năm 2024, nhiều ngành học khối Sức khỏe được miễn toàn bộ học phí
    11 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Từ ngày 01/01/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 sẽ chính thức có hiệu lực, quy định một số chuyên ngành khối Sức khỏe sẽ được miễn 100% học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí toàn khóa học.
  • Khẩn trương hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu trong lĩnh vực y tế
    11 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Để chuẩn bị thi hành Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024), Bộ Y tế đã và đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu.
  • Đưa thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội đến người dân hết hạn thẻ
    11 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Triển khai chiến dịch đưa thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) đến với người dân hết hạn thẻ và người đồng bào dân tộc thiểu số, BHXH tỉnh An Giang đã đồng loạt vào cuộc, giúp người dân hiểu được lợi ích của việc tham gia BHYT và giá trị nhân văn của chính sách BHXH tự nguyện trong hệ thống an sinh xã hội.
  • Tuyên truyền chính sách bảo hiểm cho hội viên Hội Chữ thập đỏ
    11 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH tỉnh Đắk Lắk đã thông tin đến các đại biểu những điểm mới của chính sách, cũng như những lưu ý trong quá trình tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của chính sách, từ đó tích cực tham gia vào hệ thống an sinh.
  • Nỗ lực để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp
    11 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Đảm bảo thuận lợi trong giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là ưu tiên hàng đầu của BHXH tỉnh Bình Thuận. Theo đó, người dân thấy được lợi ích của việc tham gia chính sách và chủ động, tự nguyện tham gia, gắn với hệ thống chính sách bền vững trong tương lai.
Tạo “đòn bẩy” thu hút khách quốc tế từ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch