Thị trường kiểm toán phía Nam: Cơ hội và thách thức đến từ hội nhập

Hiện nay, cáctỉnh phía Nam tính từ Đà Nẵng trở vào có 65 doanh nghiệp hành nghề kiểm toán,trong đó có một số công ty 100% vốn nước ngoài. Những công ty này đang có lượngkhách hàng ổn định. Tuy nhiên, theo thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các nướcASEAN, kế toán và kiểm toán là một trong 8 ngành nghề đầu tiên được di chuyểntự do sau thời điểm thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015. Như vậy,ngành kiểm toán đang đứng trước những cơ hội mới, nhưng thách thức về sự chiasẻ thị phần kinh doanh cũng đã cận kề.




Việc nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực của các công ty kiểm toán trong nước sẽ mở ra cơ hội cung cấp các dịch vụ kiểm toán xuyên quốc gia.Ảnh TS

Thị trường kiểm toán phía Nam

Theo danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của Bộ Tài Chính, tính đến ngày 4 tháng 11 năm 2015 cả nước có 137 công ty, riêng phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) có 65 công ty, chủ yếu tập trung ở TP.HCM. Tuy nhiên, cũng có một số công ty kiểm toán nằm ở các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp như Đà Nẵng, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Dak Lak... để đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế, ngày 12/11/2015 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2398/QĐ/BTC về việc chấp thuận cho 31 doanh nghiệp kiểm toán và 680 kiểm toán viên hành nghề được thực hiện kiểm toán đối với các đơn vị có lợi ích công chúng trong năm 2016, tăng hơn so với năm 2014 (chỉ có 27 công ty kiểm toán và 512 kiểm toán viên hành nghề). Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 (tính đến 15/12/2015) đạt 93.868 doanh nghiệp. So với năm 2014, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cả năm 2015 tăng 25,4% về số doanh nghiệp và tăng 37,9% về số vốn. Riêng phía Nam, tính cả cũ và mới hiện có hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 30.000 doanh nghiệp có hợp đồng dịch vụ kiểm toán. Theo ước tính, doanh thu bình quân của một công ty kiểm toán trên địa bàn là 35 tỷ đồng/năm, trong đó các công ty 100% vốn nước ngoài đạt gần 600 tỷ đồng/năm. Những số liệu trên cho thấy, Việt Nam nói chung và khu vực phía Nam đang mở ra một thị trường kiểm toán hấp dẫn, nhiều tiềm năng đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực và thế giới.

Đổi mới để không bị lấn sân

Có thể nói, đến nay các công ty Big Four đang chiếm lĩnh hầu hết thị phần dịch vụ kiểm toán liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt nam, mặc dù giá dịch vụ khá cao. Theo giải thích của chủ tịch HĐQT một công ty niêm yết trên sàn HOSE, việc chọn công ty 100% vốn nước ngoài làm đơn vị kiểm toán bởi vì đó còn là đối tác hỗ trợ trong dự án tư vấn hoạch định và hỗ trợ lựa chọn giải pháp ERP - một hệ thống ứng dụng đa phân hệ giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và điều hành tác nghiệp, tăng khả năng minh bạch và tạo hiệu quả về mặt hình ảnh cho một công ty khi trở thành công ty đại chúng.

Sự gia tăng đáng kể các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm qua cũng tạo nên lợi thế cho các công ty kiểm toán ngoại. Một kiểm toán viên đã từng làm việc trong Big Four cho biết, với lợi thế sẵn có, các hãng kiểm toán lớn 100% vốn nước ngoài hoặc ngay cả các thành viên trực thuộc hoạt động tại Việt Nam đều có lượng khách hàng khá lớn. Khách hàng liên quan tới đầu tư nước ngoài là khu vực các đơn vị kiểm toán trong nước rất ít khi được tham gia.

Tuy nhiên, do lợi thế về giá phí dịch vụ, hiện nay các công ty kiểm toán trong nước vẫn có một thị trường rất tiềm năng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, một trong những lý do Big Four chưa lấn sang thị trường của các công ty kiểm toán trong nước là do còn gặp những khó khăn nhất định trong tuyển dụng nhân sự đạt yêu cầu và chi phí đào tạo tại Big Four rất lớn. Nguyên nhân do phần lớn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học kinh tế chưa được trang bị nhiều về kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, cũng như thái độ làm việc.

Khi kế toán, kiểm toán là một trong những ngành nghề tự do di chuyển trong ASEAN thì Big Four sẽ có nhiều cơ hội để tuyển được nhân lực phù hợp và sẽ xuất hiện xu thế lấn sân thị phần của các công ty kiểm toán trong nước. Được biết, mới đây KPMG đã khai trương văn phòng tại Đà Nẵng, như là một dấu hiệu cụ thể của xu thế này.

Tuy nhiên, để xu thế trên thành hiện thực thì vẫn còn một khoảng thời gian nhất định nữa. Bởi vì mặc dù các kiểm toán viên được tự do di chuyển trong khu vực nhưng các nước sẽ ban hành các quy định cụ thể về cấp giấy phép làm việc, do kế toán, kiểm toán là ngành nghể đòi hỏi phải có chứng chỉ nghề nghiệp. Vì vậy, các công ty kiểm toán trong nước nhận thức được nguy cơ này thì vẫn còn thời gian để chuẩn bị.

Ngoài ra việc chuẩn bị, nâng cấp đội ngũ nhân lực của các công ty kiểm toán trong nước cũng sẽ mở ra cơ hội cho họ cung cấp các dịch vụ kiểm toán xuyên quốc gia. Ví dụ, nếu có được hợp đồng kiểm với công ty mẹ là Hoàng Anh Gia Lai ở Việt Nam thì sẽ kiểm toán cả các công ty con ở Campuchia, Lào. Bên cạnh đó, một số công ty kiểm toán cũng đang chuyển đổi theo hướng gia tăng giá trị phục vụ nhưng giá phí không tăng. Chẳng hạn, một hãng kiểm toán có công ty luật trực thuộc sẽ đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn về pháp lý cho khách hàng./.
LƯƠNG MINH
Cùng chuyên mục
Thị trường kiểm toán phía Nam: Cơ hội và thách thức đến từ hội nhập