Thông điệp từ đại dịch Covid-19

(BKTO) - Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra dự báo mới nhất, theo đó, năm 2020, Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế 4,8% GDP; lạm phát ở mức 3,3% và tăng lên 3,5% năm 2021. Thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến ở mức 0,2% GDP năm 2020 và thặng dư 1% GDP vào năm 2021.




Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên. Ảnh: TTXVN

Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Động lực tăng trưởng của nền kinh tế vẫn là tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và khu vực kinh tế tư nhân năng động. Môi trường kinh doanh trong nước vẫn đang được cải thiện, nhưng cần cải thiện chính sách để hỗ trợ hệ thống đổi mới sáng tạo. Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cũng dự báo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ quay trở lại vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% do nhu cầu trong nước và nước ngoài dần hồi phục theo xu hướng toàn cầu và khu vực...

Đại dịch Covid-19 là thảm họa dịch bệnh và thách thức y tế, tạo áp lực quản lý xã hội và phát triển kinh tế chưa từng có cho cộng đồng các nước, các DN trên toàn thế giới, cũng như cho Việt Nam. Những hệ lụy tiêu cực của đại dịch ngày càng sâu đậm và toàn diện, gia tăng cùng sự kéo dài thời gian lan rộng và năng lực kiểm soát, khống chế dịch bệnh này cả ở cấp vĩ mô và vi mô.

Theo đại diện IMF (Quỹ Tiền tệ quốc tế), những tổn thất do dịch Covid-19 gây ra cho kinh tế toàn cầu trong năm 2020 thậm chí có thể nhiều hơn năm 2009. Kinh tế toàn cầu có nguy cơ đối mặt với tăng trưởng âm và sẽ đòi hỏi một cách phản ứng chưa từng có tiền lệ.

Việt Nam đang được cộng đồng thế giới đánh giá cao cả về năng lực đối phó với đại dịch Covid-19 và nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Đại dịch cũng là dịp người dân trải nghiệm và thêm tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của Nhà nước, năng lực và trách nhiệm chuyên môn cao của ngành y tế nước nhà, đồng thời ngày càng tin yêu hơn hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, “không để ai bị đói cơm, lạt muối vì dịch”; nhằm cả hai mục tiêu: chống dịch tốt để bảo vệ người dân, đồng thời duy trì ổn định kinh tế để sẵn sàng bứt phá khi dịch lắng xuống, Chính phủ đã, đang và sẽ tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ DN và người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch, như: các gói hỗ trợ về tiền tệ (được nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ về tài khóa (khoảng 180.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ an sinh xã hội (trên 62.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ giá điện (khoảng 12.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ giá viễn thông (khoảng 15.000 tỷ đồng)...
Đây cũng là thời điểm biểu đạt tình đoàn kết và trách nhiệm cộng đồng; mỗi DN và người dân cần chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ nỗ lực vượt khó, đạt bằng được mục tiêu kép trên.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các kịch bản phục hồi kinh tế hậu Covid-19 đang được xúc tiến xây dựng ở các cấp ngành, địa phương và quốc gia dựa theo giả định thời gian kết thúc dịch bệnh Covid-19.

Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực làm giảm cả tổng cung và tổng cầu của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Vì vậy, các nhiệm vụ và giải pháp hỗ trợ kinh tế cần có cho mỗi quốc gia hậu dịch Covid-19 đều sẽ tập trung vào cả hai nhóm giải pháp đồng bộ để tăng liên kết, chống đứt gãy chuỗi cung ứng, đồng thời tăng cả tổng cung và tổng cầu xã hội.

Đặc biệt, cần nhận diện và làm sâu sắc hơn những thay đổi cả trong tư duy, cũng như trong phương thức quản lý nhà nước, quản trị DN, kể cả trong cơ cấu kinh tế vĩ mô và vi mô theo một tâm thế “sống chung với dịch bệnh”, thực hiện “kinh doanh an toàn” cả trong và sau dịch bệnh. Theo đó, đòi hỏi năng lực thích nghi mới của cả bộ máy quản lý, cộng đồng DN, cũng như từng người dân trong sự linh hoạt thích ứng với thị trường và bối cảnh mới, với yêu cầu tăng cường tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh và an toàn y tế; sắp xếp lại các chuỗi cung ứng toàn cầu và hướng nhiều hơn vào thị trường trong nước; gia tăng các hoạt động và ứng dụng chuyển đổi số, phát triển kinh tế nền tảng và các dịch vụ phi tiếp xúc truyền thống, giảm thiểu sự gián đoạn khi “giãn cách xã hội”; phát triển các ứng dụng hỗ trợ làm việc tại nhà, học trực tuyến và thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số, làm việc từ xa và xử lý trực tuyến dịch vụ công; hoàn thiện hệ thống căn cước số đáng tin cậy để hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ tài chính điện tử và các nền tảng khu vực tư nhân khác; tăng khả năng phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và thanh toán không dùng tiền mặt...

Đặc biệt, dù bất luận kịch bản nào thì Việt Nam cũng cần tiếp tục và đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, loại bỏ những thủ tục gây chậm trễ, rườm rà, ràng buộc, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, giảm bớt thanh tra, kiểm tra, điều tra một số việc không cần thiết trừ các trường hợp vi phạm pháp luật; đẩy mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công và kiểm soát tình trạng độc quyền, lợi ích nhóm, với tinh thần đặt lợi ích đất nước lên trên hết, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Đồng thời, khai thác tốt các cơ hội mới từ các hiệp định thương mại tự do, tổ chức thực hiện tốt thị trường trong nước 100 triệu dân; tập trung phát triển mạnh các vùng sản xuất, các khu công nghiệp, khu kinh tế để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước; khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian thay thế nhập khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như: thép chế tạo, vải, vật liệu mới; hỗ trợ nâng cao năng lực các DN thông qua các giải pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường, thúc đẩy kết nối giữa các nhà sản xuất và phân phối, ngân hàng với DN…

TS. NGUYỄN MINH PHONG
Cùng chuyên mục
  • Quản lý đầu tư công và vốn vay  ưu đãi ngày càng hiệu quả
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ về ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững” đã tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý đầu tư công, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài... Điều này được thể hiện rõ trên khía cạnh hoàn thiện thể chế chính sách và kết quả thực tế đạt được.
  • Những “bông hoa thép” anh hùng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, chưa bao giờ thiếu vắng hình ảnh người phụ nữ ra trận. Không chỉ đảm nhận công tác hậu cần, gánh thương, tải đạn, các chị còn xung phong ra tiền tuyến, thực hiện các công việc đầy nguy hiểm, đối mặt với gian khổ, hy sinh không kém gì các đồng đội nam. Tiêu biểu nhất có lẽ chính là những “nữ pháo thủ” có mặt trên khắp Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, họ chính là những “bông hoa thép” anh hùng.
  • Ký ức ngày 30/4 lịch sử:  Thủ đô rực rỡ cờ hoa trong ngày vui chiến thắng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - 45 năm trôi qua, ký ức hào hùng về Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 thống nhất đất nước vẫn in đậm trong tâm trí mỗi người dân. May mắn được chứng kiến thời khắc mừng chiến thắng tại Thủ đô, khi đang là sinh viên trường tài chính, PGS,TS. Phan Duy Minh - nguyên Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán - đã trải lòng với Báo Kiểm toán về những ký ức khó quên này.
  • Chỉ đạo chiến lược của Bộ Chính trị trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Bước vào nửa cuối năm 1974, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng ngày càng có lợi cho cách mạng. Trước tình hình đó, Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị (họp từ ngày 30/9 - 07/10/1974) để bàn kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
  • Thủ tướng chỉ thị tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Thông điệp từ đại dịch Covid-19