Bên cạnh đó, có 627 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4.947,2 triệu USD, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 7 tháng đạt 18.152,6 triệu USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Vốn FDI thực hiện 7 tháng năm nay ước tính đạt 9,85 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, 7 tháng qua còn có 3.311 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,79 tỷ USD, tăng 53,3% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 475 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của DN với giá trị vốn góp là 1,64 tỷ USD và 2.836 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,15 tỷ USD.
Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút FDI lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 5.205,2 triệu USD, chiếm 39,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5.003,1 triệu USD, chiếm 37,9%; các ngành còn lại đạt 2.997,1 triệu USD, chiếm 22,7%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 7 tháng năm nay đạt 8.428,1 triệu USD, chiếm 46,4% tổng vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5.205,2 triệu USD, chiếm 28,7%; các ngành còn lại đạt 4.519,3 triệu USD, chiếm 24,9%.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.196,9 triệu USD, chiếm 25% tổng giá trị góp vốn; ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 1.062,1 triệu USD, chiếm 22,2%; các ngành còn lại đạt 2.533,2 triệu USD, chiếm 52,8%.
P.KHANG