7 tháng 2018: Đầu tư từ NSNN đạt 153,7 nghìn tỷ đồng

(BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, 7 tháng năm 2018, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 153,7 nghìn tỷ đồng, bằng 44,5% kế hoạch năm và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.



Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 28,2 nghìn tỷ đồng, bằng 42,8% kế hoạch năm và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu tổng hợp cho thấy, vốn đầu tư thực hiện của Bộ GTVT đạt 9.685 tỷ đồng, bằng 52,6% và giảm 42,9%; Bộ NN&PTNT là 3.024 tỷ đồng, bằng 37,5% và tăng 17,9%; Bộ Y tế 1.092 tỷ đồng, bằng 33% và giảm 45,1%; Bộ TN&MT là 581 tỷ đồng, bằng 39,2% và tăng 53,6%; Bộ GD&ĐT là 471 tỷ đồng, bằng 34,7% và tăng 29,8%; Bộ VH,TT&DL là 290 tỷ đồng, bằng 38,7% và tăng 8,2%; Bộ Xây dựng 123 tỷ đồng, bằng 45,1% và giảm 55,2%; Bộ Công Thương 99 tỷ đồng, bằng 44,8% và giảm 18%; Bộ KH&CN là 94 tỷ đồng, bằng 38,9% và tăng 59,3%; Bộ Thông tin và Truyền thông 54 tỷ đồng, bằng 40,3% và tăng 17,3%.

Vốn địa phương quản lý đạt 125,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44,9% kế hoạch năm và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, vốn NSNN cấp tỉnh đạt 87,4 nghìn tỷ đồng, bằng 42,1% và tăng 16,4%; vốn NSNN cấp huyện đạt 31,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,2% và tăng 15%; vốn NSNN cấp xã đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, bằng 63,9% và tăng 12,3%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN 7 tháng năm 2018 của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như: Hà Nội đạt 18 nghìn tỷ đồng, bằng 47,2% kế hoạch năm và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; TP.HCM đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% và tăng 9,6%; Quảng Ninh 4.857 tỷ đồng, bằng 50,1% và tăng 50,7%; Hải Phòng 3.997 tỷ đồng, bằng 43,9% và tăng 68,9%; Thanh Hóa 3.481 tỷ đồng, bằng 55,3% và tăng 31,8%; Bình Dương 3.362 tỷ đồng, bằng 42,2% và tăng 8,2%; Nghệ An 3.151 tỷ đồng, bằng 53,8% và tăng 3,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu 3.151 tỷ đồng, bằng 48,4% và tăng 27,3%.

Tính riêng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 7/2018 ước đạt 29,2 nghìn tỷ đồng, bao gồm vốn Trung ương 5,4 nghìn tỷ đồng và vốn địa phương 23,8 nghìn tỷ đồng. Tuy vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN trong tháng 7 cao hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước nhưng nhìn chung tình hình giải ngân và thực hiện vốn đầu tư từ NSNN trong 7 tháng qua vẫn còn chậm.

H. THOAN
Cùng chuyên mục
  • Thu NSNN đạt trên 51,7% dự toán năm 2018
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tổng thu NSNN từ đầu năm đến thời điểm 15/7/2018 ước tính đạt 681,6 nghìn tỷ đồng, bằng 51,7% dự toán năm.
  • Nỗ lực bình ổn thị trường tài chính tiền tệ
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bắt đầu từ tháng 7/2018, song song với giảm giá bán ra USD, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho tỷ giá tham chiếu gần như đi ngang, tạo tín hiệu rõ rệt với thị trường về chủ trương không tiếp tục điều chỉnh tỷ giá. Cùng thời gian này, tỷ giá ngân hàng thương mại (NHTM) cũng đi ngang và chỉ có tỷ giá tự do còn ở mức cao. Dự báo, trong thời gian tới, nếu áp lực tiếp tục gia tăng, NHNN có thể sẽ bán ra dự trữ ngoại hối để bình ổn thị trường.
  • Sôi động thị trường M&A tại Việt Nam
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Năm 2018 đánh dấu 10 năm chặng đường mua bán, sáp nhập (M&A) DN tại Việt Nam. Theo thống kê, đã có 4.353 thương vụ, với tổng giá trị M&A đạt 48,8 tỷ USD được thực hiện trong giai đoạn 2009-2018. Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2017 đạt 10,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng 175% so với năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 3,55 tỷ USD (bằng 155% cùng kỳ năm 2017).
  • Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý các quỹ ngoài ngân sách
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Công tác quản lý các quỹ tài chính ngoài NSNN (gọi chung là Quỹ) thời gian qua được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả, thậm chí làm phân tán nguồn lực NSNN. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các quỹ, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của quỹ là yêu cầu cấp thiết được đặt ra lúc này.
  • Hoàn thiện cơ chế, chú trọng giám sát, kiểm toán… để phòng nợ xấu phát sinh
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Qua kiểm toán Đề án Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 và các ngân hàng những năm gần đây, KTNN nhận thấy, mặc dù công tác xử lý nợ xấu đã có những chuyển biến tích cực nhưng về bản chất, nợ xấu vẫn đang tồn tại ở các TCTD yếu kém; tiềm ẩn trong các khoản nợ xấu nội bảng đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, các khoản nợ cơ cấu lại, trái phiếu DN và các khoản phải thu bên ngoài. Do đó, hiện nay, phòng ngừa nợ xấu phát sinh tại các TCTD vẫn là một yêu cầu cấp thiết, đỏi hỏi hệ thống ngân hàng phải thực hiện nhiều biện pháp cụ thể.
7 tháng 2018: Đầu tư từ NSNN đạt 153,7 nghìn tỷ đồng