Thủ tướng: Không kéo dài mãi thời gian thanh tra

(BKTO) – Chiều nay, ngày 1/11, làm việc với Thanh tra Chính phủ (TTCP), Thủ tướng nêu rõ, kết luận thanh tra phải kiên quyết, đúng sai rõ ràng, không biến trắng thành đen, biến đen thành trắng; xử lý chặt chẽ, có lý, có tình, đúng pháp luật và rõ ràng; đừng để chìm xuồng những vụ việc đã, sẽ thanh tra.




Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/QUANG HIẾU

Nhắc lại câu nói của Bác Hồ “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh TTCP là cơ quan quan trọng của bộ máy Nhà nước. Trong 72 năm xây dựng và trưởng thành, ngành thanh tra đã đạt nhiều thành tích, được Đảng, Nhà nước ghi nhận. “Anh càng ở cơ quan quan trọng thì trách nhiệm càng nặng nề”, Thủ tướng bày tỏ, cơ quan thanh tra còn là niềm tin của nhân dân, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, xây dựng bộ máy liêm chính.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, TTCP còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới để xứng đáng là cơ quan quan trọng của bộ máy Nhà nước.

Thủ tướng đề nghị ngành thanh tra tập trung đánh giá, tổng kết, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, nhất là cấp ủy chính quyền cơ sở về những nguyên nhân, gốc rễ của tình trạng khiếu kiện hiện nay, từ đó, yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương phải có biện pháp cụ thể, phù hợp, kịp thời để chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.
Thủ tướng đề nghị ngành thanh tra tập trung đánh giá, tổng kết những nguyên nhân của tình trạng khiếu kiện hiện nay. Ảnh: VGP/QUANG HIẾU

“Tại sao khiếu nại tố cáo vẫn tiếp tục phức tạp như vậy, nguyên nhân nằm ở đâu, tại sao kéo dài?”, Thủ tướng đặt vấn đề và cho rằng, khiếu nại tố cáo chủ yếu trong một số lĩnh vực như đất đai, từ tham nhũng, tiêu cực… và còn một bộ phận cán bộ công chức vẫn thờ ơ, không chia sẻ với người dân. “Tôi đồng ý với các đồng chí là cơ quan TTCP không thể làm hết mọi việc, nhưng chúng ta phải là cơ quan chủ trì, là lực lượng nòng cốt trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo”.

Trước hết, hệ thống thanh tra phải đôn đốc, kiểm tra, chủ trì trực tiếp xử lý một số vụ việc có liên quan. Thanh tra các cấp cần chủ động hơn trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, làm tận gốc từ cơ sở, làm thấu tình đạt lý để thuyết phục người dân. Phải đặt mình vào vị trí của người dân, giải quyết đến nơi đến chốn, truy đến cùng vụ việc.

Về công tác thanh tra, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần minh bạch, khách quan, vô tư, thực hiện đúng quy chế làm việc của ngành; có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của các đoàn thanh tra. Kết luận thanh tra phải sát, đúng, chặt chẽ, không thể kéo dài mãi thời gian, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kết luận thanh tra phải kiên quyết, đúng sai rõ ràng, không biến trắng thành đen, biến đen thành trắng; xử lý chặt chẽ, có lý, có tình, đúng pháp luật và rõ ràng, “đừng để sau kết luận thanh tra, nhân dân, cán bộ công nhân viên đã được thanh tra mất niềm tin về đoàn thanh tra rằng đoàn thanh tra đã bị thế này, bị thế khác, không làm đúng pháp luật và bản chất vấn đề”, Thủ tướng lưu ý.

Qua thanh tra, công khai kết luận và qua đó đề xuất, kiến nghị xử lý nghiêm túc, ngoài xử lý về tiền, tài sản, cần theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan việc sửa đổi cơ chế, chính sách. “Một là xử lý nghiêm, hai là kiến nghị về chính sách pháp luật mà chúng ta đã phát hiện ra”, Thủ tướng nêu rõ. “Đừng để chìm xuồng những vụ chúng ta đã làm, sẽ làm”. Dư luận nhân dân mong muốn chúng ta làm nghiêm vấn đề này.

Về công tác phòng chống tham nhũng, Thủ tướng đề nghị tham mưu chủ trương, chính sách qua thanh tra phát hiện bất hợp lý. Ngành thanh tra tiếp tục tập trung vào một số lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như xây dựng cơ bản, đất đai, công tác cán bộ…

Cho rằng công tác xây dựng ngành là vấn đề lớn, Thủ tướng đề nghị mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần xác định trách nhiệm nặng nề đối với ngành trong bối cảnh nội bộ ngành còn một số tồn tại như hiện nay.
Ảnh: VGP/QUANG HIẾU

Phải tăng cường quản lý, sử dụng cán bộ công khai, minh bạch, đánh giá đúng cán bộ. Tăng cường kiểm tra nội bộ, công khai mọi quy chế, kiểm soát việc thực hiện, nếu phát hiện sai phạm phải xử lý nghiêm. Bản thân từng đơn vị, từng cán bộ phải thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành thanh tra. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, tạo sự đoàn kết.

Chỉ còn hai tháng nữa kết thúc năm 2017, Thủ tướng đề nghị tập trung xử lý dứt điểm những vụ việc theo kế hoạch thanh tra năm nay đã giao để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, tân Tổng TTCP Lê Minh Khái nhìn nhận trước yêu cầu ngày càng cao của Đảng, Nhà nước, nhân dân, nhiệm vụ đối với ngành càng nặng nề. Ông khẳng định, ngành thanh tra ý thức được rằng cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn tình hình đất nước hiện nay để quyết tâm cao hơn, tiếp tục phát huy ưu điểm, kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế, quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm công vụ, phấn đấu phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra, không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, làm cho hoạt động thanh tra thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước, là một trong những công cụ hữu hiệu phát hiện, xử lý tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần tích cực hơn nữa vào xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân.

Theo ĐỨC TUÂN
baochinhphu.vn
Cùng chuyên mục
  • Phát triển thủy điện vừa và nhỏ: “Vỡ trận” quy hoạch và giải pháp cho bài toán an ninh năng lượng
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đảm bảo an ninh năng lượng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, phát triển không có nghĩa là chấp nhận đánh đổi bằng mọi giá. Sự phát triển “nóng” của các dự án thủy điện vừa và nhỏ thời gian qua đã làm dấy lên không ít quan ngại bởi thực trạng quy hoạch thủy điện thiếu kiểm soát…
  • Báo cáo “Đánh giá chi tiêu công  Việt Nam…”: khuyến nghị chính sách cho hoạt động tài chính và kiểm toán
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong chu trình ngân sách, báo cáo tài chính và kiểm toán là những khâu cuối cùng, tuy nhiên đây lại là các quy trình thiết yếu vừa đảm bảo minh bạch và liêm chính, vừa cung cấp thông tin cần thiết để lập dự toán ngân sách trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy, các báo cáo về ngân sách và báo cáo tài chính phải thể hiện rõ tình hình tài khóa tổng thể hiện tại cũng như dự báo được kế hoạch ngân sách của Chính phủ cho tương lai một cách toàn diện. Để làm được điều đó, vấn đề hết sức quan trọng là báo cáo tài chính của Chính phủ phải được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế, sử dụng các khái niệm được quốc tế chấp nhận.
  • Khẩn trương đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Tuy vậy, lĩnh vực này vẫn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém, nhất là trong vấn đề tổ chức lại cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng dịch vụ công để hướng tới mục tiêu công bằng và hiệu quả. Trước thực trạng trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của các đơn vị này.
  • Phát triển kinh tế tư nhân: Biến nghị quyết của Đảng thành hành động cụ thể
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - “Kinh tế tư nhân” là một trong những cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong năm 2017, nhất là sau khi Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được ban hành ngày 03/6/2017 (Nghị quyết 10). Với Nghị quyết này, theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh (Viện Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), kinh tế tư nhân đã được nâng lên một tầm mới.
  • Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cần một quyết tâm cao
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Bước sang tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 4, hôm nay (30/10) Quốc hội dành cả ngày để thực hiện giám sát tối cao chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016. Đây là vấn đề được cử tri cả nước quan tâm và đang trông đợi những giải pháp quyết liệt sau giám sát.
Thủ tướng: Không kéo dài mãi thời gian thanh tra