Thủ tướng làm việc với TPHCM để gỡ vướng trong giải ngân đầu tư công

(BKTO) - Chiều 20/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư.




Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo Thành phố.

Phát biểu khai mạc cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận nỗ lực của lãnh đạo Thành phố “đã tập trung nhiều công sức để xây dựng thể chế, có nhiều cố gắng trong chỉ đạo”. Sáu tháng đầu năm, Thành phố chỉ tăng trưởng 1,02% do ngành dịch vụ chiếm 60% GDP của Thành phố bị ảnh hưởng nặng nề. Mức tăng trưởng thấp này ảnh hưởng đến cả nước bởi từ trước đến nay, tốc độ tăng trưởng của Thành phố cao hơn 1,3-1,5 lần cả nước.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành sẽ cùng Thành phố tháo gỡ cho các dự án bị ách tắc, chậm, trì trệ, chưa giải quyết được với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không để thất thoát tài sản Nhà nước, không để tham ô, tham nhũng xảy ra và mở rộng cơ chế tạo thuận lợi cho TPHCM triển khai.

Việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đầu tư công, theo Thủ tướng, là để làm sao TPHCM vượt lên, đạt mức tăng trưởng cao hơn trong 6 tháng cuối năm. Trong đó, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành sẽ cùng Thành phố xử lý các vấn đề đặt ra đối với đầu tư Nhà nước và đầu tư tư nhân, kể cả đầu tư ODA.

Theo báo cáo của UBND TPHCM, năm 2020, Thành phố đã giao và phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công với tổng số vốn là 41.691 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Thành phố là 33.940 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương là 7.751 tỷ đồng. Đến ngày 15/7/2020, đã giải ngân 18.836 tỷ đồng, đạt 45,18% kế hoạch vốn đã giao, cao hơn về giá trị tuyệt đối lẫn tỉ lệ giải ngân so cùng kỳ. Nếu tính theo khối lượng hoàn thành đang thực hiện các thủ tục thanh quyết toán (1.470 tỷ đồng) thì tỉ lệ giải ngân đạt 48,7% kế hoạch vốn đã giao.

Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo thường xuyên công tác giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đến tháng 10/2020, giải ngân đạt 80% kế hoạch vốn và giải ngân cả năm 2020 đạt trên 95%.

Báo điện tử Kiểm toán sẽ tiếp tục thông tin về cuộc làm việc này.

* Cùng ngày, nhân dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2020), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Cách, sinh năm 1927, trú tại phường Phạm Ngũ Lão; ông Trần Văn Đủ, sinh năm 1950, thương binh hạng ¼ trú tại phường Nguyễn Cư Trinh; bà Nguyễn Thị Bé, sinh năm 1957, vợ liệt sĩ tại phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Cách - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm ông Trần Văn Đủ, thương binh hạng ¼ - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm bà Nguyễn Thị Bé, vợ liệt sĩ - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theobaochinhphu.vn
Cùng chuyên mục
  • Nghị quyết của Chính phủ giúp tháo gỡ khó khăn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 17/8, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  • Quyết tâm cao nhất giải ngân 100% vốn đầu tư công
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giao ban trực tuyến đôn đốc triển khai công tác đầu tư công năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương nêu rõ: Mục tiêu đặt ra là phải nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao nhất để giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và các năm trước chuyển sang.
  • Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trước những thách thức mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối diện, nhiều chuyên gia nhận định, để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD trong năm 2020 là thách thức rất lớn. Muốn hoàn thành kế hoạch này, phải thực hiện nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài, trong đó, cần đẩy mạnh xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật theo chuẩn quốc tế, truy xuất được nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.
  • Ngân sách các tỉnh đã minh bạch hơn  nhưng cần tiếp tục cải thiện
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI) 2019. Kết quả cho thấy, chỉ số trung bình về công khai ngân sách tỉnh tăng đáng kể, đạt 65,55 điểm, trong khi đó, chỉ số này năm 2018 là 51 điểm còn năm 2017 chỉ là 30,5. Tuy nhiên, các địa phương vẫn cần cải thiện mức độ công khai ngân sách.
  • Khuyến khích địa phương dám nghĩ dám làm, không để Trung ương thất vọng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thủ tướng tin rằng lãnh đạo và người dân các địa phương trong vùng mong muốn vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, “không để Trung ương và Chính phủ thất vọng về sự tăng trưởng yếu kém, nhiều tồn tại của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên”. Mục tiêu năm 2020, tăng trưởng khu vực miền Trung – Tây Nguyên không thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước.
Thủ tướng làm việc với TPHCM để gỡ vướng trong giải ngân đầu tư công