Thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EFTA

(BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh đề nghị này khi hội kiến Chủ tịch Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) Thụy Sĩ Martin Candinas đang thăm và làm việc tại Việt Nam, chiều 30/6, tại Trụ sở Chính phủ.(BKTO) -

1.jpg
Hai nhà lãnh đạo đánh giá quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Sĩ thời gian qua phát triển tích cực trên các lĩnh vực. Ảnh: Chính phủ

Tại cuộc gặp, Thủ tướng tin tưởng rằng chuyến thăm của ngài Chủ tịch Hạ viện là dấu mốc quan trọng, góp phần mở ra một trang mới trong hợp tác Việt Nam - Thụy Sĩ; đồng thời qua chuyến thăm này, ngài Chủ tịch có thể cảm nhận được văn hóa và con người Việt Nam nhân văn, thân thiện, mến khách.

Hai nhà lãnh đạo đánh giá quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Sĩ thời gian qua phát triển tích cực trên các lĩnh vực như chính trị - ngoại giao, kinh tế, hợp tác phát triển, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo...

Thụy Sĩ hiện là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam tại châu Âu, đứng thứ 22/141 quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều dự án đầu tư nhất ở Việt Nam, tổng vốn đầu tư FDI là 1,903 tỷ USD với 206 dự án. Từ 1991-2021, Thụy Sĩ cung cấp nguồn ODA khoảng 600 triệu USD hỗ trợ Việt Nam.

Hai bên đã duy trì tiếp xúc, trao đổi đoàn ở các cấp kể cả trong bối cảnh đại dịch. Năm 2021, hai nước đã phối hợp chặt chẽ, tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971-2021), nhất là các chuyến thăm cấp cao. Hai bên cũng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, nhất là tại Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam kiên trì, nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Thụy Sĩ, Thủ tướng cảm ơn và hoan nghênh Hạ viện đã và luôn quan tâm, ủng hộ, cùng với Chính phủ Thụy Sĩ thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Thụy Sĩ thời gian qua.

Để gia tăng hiểu biết và tin cậy chính trị, tạo động lực đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, Thủ tướng đề nghị hai bên cần tiếp tục thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn các cấp và giao lưu nhân dân; phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng và ổn định tại khu vực và toàn cầu.

Thủ tướng nhận định, kinh tế thế giới có nhiều biến động với việc suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; hậu quả của đại dịch Covid-19 kéo dài; cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, sự phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ; các cuộc xung đột đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu; các nước đang phát triển chịu tác động nặng nề nhất và có khả năng hạn chế trong thích ứng và sức chống chịu trước những cú sốc từ bên ngoài; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng cho rằng cần kêu gọi đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương và Việt Nam - Thụy Sĩ cần hợp tác chặt chẽ hơn.

Thủ tướng đánh giá hợp tác kinh tế - thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương và còn nhiều dư địa để tiếp tục phát triển; đề nghị ngài Chủ tịch và Hạ viện Thụy Sĩ thúc đẩy, ủng hộ và khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Sĩ đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực Thụy Sĩ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, công nghiệp chế tạo, dược phẩm, chế biến nông sản, năng lượng tái tạo, dịch vụ du lịch. Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Thụy Sĩ mở rộng đầu tư và kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Thủ tướng cũng đề nghị Thụy Sĩ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam về kỹ thuật, tiếp cận chuyên môn, nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ, hợp tác công nghiệp, cơ hội thương mại trong các lĩnh vực như năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp và ngành, chuyển đổi kỹ thuật số.

Thủ tướng đề nghị Thụy Sĩ - với vai trò là một nước có tiếng nói quan trọng trong khối Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) - tiếp tục thúc đẩy việc sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EFTA trong thời gian tới với kết quả cân bằng và cùng có lợi. Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp với Thụy Sĩ cũng như các nước thành viên khác trong khối EFTA để sớm thu hẹp khoảng cách đối với những nội dung còn tồn tại giữa hai bên.

Cảm ơn Thụy Sĩ cung cấp nguồn ODA cho Việt Nam, Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả “Chương trình hợp tác của Việt Nam và Thụy Sĩ giai đoạn 2021-2024” (trị giá gần 76 triệu USD) với các ưu tiên là tăng cường năng lực cạnh tranh cho khu vực kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tri thức, ứng phó với các thách thức mới về phát triển và biến đổi khí hậu.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ...; hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam về xây dựng hệ thống giáo dục chất lượng cao, tăng học bổng và tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng cảm ơn và đề nghị Hạ viện Thụy Sĩ tiếp tục ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ ổn định cuộc sống, hòa nhập vào xã hội sở tại, phát huy vai trò tích cực là cầu nối quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước.

Cũng tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.../.

Cùng chuyên mục
  • Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc
    10 tháng trước Đối ngoại
    (BKTO) - Sau hơn 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2023), quan hệ hợp tác Việt Nam - Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) đã có những bước phát triển thực chất, hiệu quả, nhất là kể từ năm 2009 khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc”. Đặc biệt, năm 2022, hai nước nâng cấp quan hệ lên “Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện”, mở ra thời kỳ phát triển mới cho quan hệ hai nước.
  • Dấu ấn Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2023
    10 tháng trước Đối ngoại
    (BKTO) - Chuyến thăm chính thức Trung Quốc và tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Thiên Tân (từ ngày 25-28/6) của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của kinh tế thế giới, đặc biệt để lại Dấu ấn Việt Nam sâu đậm.
  • IMF sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển thời gian tới
    10 tháng trước Đối ngoại
    (BKTO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mong muốn này khi tiếp Đoàn tham vấn Điều IV của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do ông Sanjaya Panth - Phó Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương của IMF làm Trưởng đoàn - đang có chuyến công tác đánh giá định kỳ tại Việt Nam, chiều 29/6, tại Trụ sở Chính phủ.
  • Khai thác tốt hơn tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Thụy Sĩ
    10 tháng trước Đối ngoại
    (BKTO) - Sáng 28/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì lễ đón chính thức và có cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ (Chủ tịch Hạ viện) Martin Candinas.
  • Nâng tầm quan hệ Việt Nam - Hà Lan về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý nước
    10 tháng trước Đối ngoại
    (BKTO) - Sáng 27/6 (giờ địa phương), tại La Hay (Hà Lan), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan Mark Harbers đã đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước.
Thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EFTA