Tìm hướng phát triển hồ tiêu bền vững cho Việt Nam

(BKTO) - Hiện nay, 95% sản lượng hồ tiêu thế giới đến từ 6 nước nằm trong Hiệphội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Brazin, Indonexia vàViệt Nam, trong đó Việt Nam giữ kỷ lục sản xuất và xuất khẩu số một thế giớisuốt từ năm 2000 đến nay. Điều đó cho thấy, ngành hồ tiêu Việt Nam dù còn nontrẻ nhưng là ngành có lợi thế cạnh tranh rất tốt. Tuy nhiên, theo các chuyêngia nông nghiệp, ngành hồ tiêu Việt Nam cũng đang tồn tại những bất cậpcần sớm có giải pháp khắc phục.



Tiềm năng lớn, thách thức nhiều

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 10 năm qua diện tích hồ tiêu nước ta tăng rất nhanh, từ 49 nghìn ha năm 2005, lên đến 101 nghìn ha năm 2015, trong đó vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chiếm 93,5%. Năm 2015, nước ta xuất khẩu 133,5 nghìn tấn, chiếm 45,5% lượng xuất khẩu thế giới, kim ngạch đạt kỷ lục 1,27 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2014. Riêng 9 tháng đầu năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 146 ngàn tấn, kim ngạch đạt 1,85 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2015. Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đã có mặt tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Trong 15 năm liên tục từ năm 2000 đến nay, Việt Nam sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu của thế giới.

Cây Hồ tiêu được Chính phủ ưu tiên đầu tư và phát triển
Ảnh: TS

Dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng như vậy, nhưng theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), ngành sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro không nhỏ. Cụ thể, do mang lại giá trị xuất khẩu cao nên trong những năm qua diện tích hồ tiêu tăng nhanh, vượt xa so với quy hoạch đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt. Theo Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, diện tích hồ tiêu nước ta đạt 50 nghìn ha, nhưng đến nay đã lên tới 101 nghìn ha (diện tích thực tế có thể cao hơn).

Bên cạnh đó, hồ tiêu cũng chưa hình thành các vùng trồng tập trung lớn như cà phê, cao su, do vậy khó đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện. Giống tiêu cũng chưa được nghiên cứu chọn lọc có hệ thống, độ đồng đều không cao, dễ nhiễm sâu bệnh. Kỹ thuật canh tác còn nhiều tồn tại về thiết kế vườn, bón phân, chăm sóc, chống úng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Chưa có giải pháp đồng bộ phòng trừ dịch hại, đặc biệt là bệnh hại từ rễ, tuyến trùng và một số loài nấm. Người nông dân đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật quá mức cần thiết.

Theo bà Nguyễn Mai Oanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện nay, với tất cả các thị trường, hàng rào thuế quan đã đem tới cho Việt Nam những lợi thế chưa từng có, nhưng hàng loạt hàng rào kỹ thuật lại đang dựng lên ngày một cao ở tất cả các châu lục. Đặc biệt, Cục Quản lý thực phẩm Hoa Kỳ đang chuẩn bị ban hành một số quy định mới về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá nông sản vào Mỹ, trong đó có hồ tiêu Việt Nam. Lúc đó với diện tích mở rộng ồ ạt lại thiếu kiểm soát chất lượng như hiện nay, sẽ gây rủi ro lớn cho hàng ngàn hộ nông dân trồng hồ tiêu.

Đẩy mạnh sản xuất theo VietGAP

Cây hồ tiêu Việt Nam được trồng nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (chiếm 93,5%), nơi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp, năng suất cao, có lợi thế so sánh lớn so với nhiều nước sản xuất hồ tiêu trên thế giới. Nhiều vùng trồng tiêu truyền thống như Chư Sê, Phú Quốc, Quảng Trị… nổi tiếng trên thế giới về chất lượng, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện hồ tiêu Việt Nam hiện đã được Chính phủ xác định là một trong 11 ngành nông sản được ưu tiên đầu tư và phát triển.

Trước tình hình diện tích hồ tiêu tăng “nóng” vài năm qua, Cục Trồng trọt đã tham mưu lãnh đạo Bộ NN&PTNT ban hành Chỉ thị số 132/CT-BNN-TT ngày 8/1/2016 về việc kiểm tra, giám sát và quản lý phát triển sản xuất cây hồ tiêu. Trong đó yêu cầu các tỉnh trồng hồ tiêu rà soát toàn bộ diện tích hồ tiêu trên địa bàn, diện tích trong quy hoạch, diện tích vượt quy hoạch. Vận động, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát không để người dân tự ý phát triển cây hồ tiêu ngoài vùng quy hoạch, đặc biệt những vùng không phù hợp, thiếu nước tưới, những vùng đã quy hoạch phát triển cây trồng khác. Công việc này phải được tiến hành ngay trong năm 2016.

Bên cạnh đó, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã để chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật canh tác tiến tiến sản xuất theo hướng VietGAP, đảm bảo sản phẩm an toàn, truy xuất được nguồn gốc và nâng cao vị thế trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh xúc tiến thương mại hồ tiêu ở các thị trường lớn, khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường tiềm năng ở Trung Đông và Châu Phi. Tăng cường mối liên kết giữa DN chế biến, xuất khẩu với nông dân, thường xuyên thông tin tình hình thị trường, giá cả. Tích cực xây dựng “chỉ dẫn địa lý hồ tiêu” như "thương hiệu hồ tiêu Chư Sê" tại các vùng trồng tiêu có tiếng để tăng hiệu quả sản xuất.

Bà Nguyễn Mai Oanh cho rằng, để ngành hồ tiêu phát triển bền vững, thời gian tới ngành nông nghiệp và các địa phương cần gấp rút thay đổi cách quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống, quy trình canh tác... Các cơ quan quản lý thị trường ở địa phương giám sát chặt chẽ hơn khâu phân phối. Đặc biệt, phải đẩy mạnh tuyên truyền để người nông dân nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên hồ tiêu, kiên quyết canh tác theo quy trình VietGAP, mạnh dạn liên kết với các DN để cùng sản xuất hồ tiêu sạch thì ngành hồ tiêu mới có thể phát triển bền vững.
THANH TÙNG
Cùng chuyên mục
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa “khó lớn”
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Kết quả cuộc điều tra Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lần thứ 6 do ViệnNghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với một số đối tác trongvà ngoài nước thực hiện vừa được công bố tuần qua. Cuộc điều tra được thực hiệnnăm 2015 nhằm nhận thức rõ về những khó khăn mà DN gặp phải trong quá trìnhhoạt động để đánh giá môi trường kinh doanh hiện tại của Việt Nam.
  • Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sản xuất lúa gạo là một trong những thành tựu lớn của nông nghiệp Việt Nam trong vòng25 năm qua. Sản lượng lúa liên tục tăng trưởng, năm 2015 đã đạt trên 45 triệutấn, xuất khẩu trên 6,5 triệu tấn đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuynhiên, sản xuất lúa gạo của Việt Nam vẫn bị đánh giá là không bền vững, xuấtkhẩu nhiều nhưng giá trị thấp, thu nhập của người nông dân không ổn định. Mộttrong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do gạo Việt Nam chưa cóthương hiệu trên thị trường quốc tế.
  • Bảo đảm quyền của DN trong nước khi hội nhập về đầu tư
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Kết quả rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật từ góc độ lợi ích DNViệt Nam đã được Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam (VCCI) công bố tại Hội thảo “Rà soát pháp luật Việt Nam với các camkết TPP về đầu tư” vừa tổ chức tại Hà Nội.
  • Nhập khẩu than tăng đột biến và bài toán cạnh tranh
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dư luận những ngày qua bày tỏ băn khoăn, chỉ trong 9 tháng năm 2016,Việt Nam đã nhập khẩu tới 9,7 triệu tấn than, cao gấp hơn 3 lần so với số lượngđược nhập khẩu năm 2016 (theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Namđến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030) đẩy than trong nước tồn kho tới12 triệu tấn. Những lý giải xoay quanh vấn đề này đã được đại diện lãnh đạo BộCông Thương và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) mới đây chia sẻ.
  • Nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Việt Nam là một trong những quốc giaxuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam đang đứngtrước nhiều khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thịtrường. Vì vậy, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đưa kỹthuật mới vào sản xuất để nâng cao chuỗi giá trị nông sản là một trong nhữngyêu cầu tất yếu hiện nay
Tìm hướng phát triển hồ tiêu bền vững cho Việt Nam