Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam năm 2012: Kỳ I: Bất cập trong quản lý, sử dụng vốn Nhà nước

(BKTO) - Theo đánh giá của lãnh đạo KTNN, việc thực hiện kiến nghị kiểm toán thời gian qua đã đạt kết quả tốt. Bên cạnh các nguyên nhân do KTNN đã ban hành hướng dẫn bổ sung trách nhiệm của đơn vị chủ trì, phối hợp trong quá trình giải quyết kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán, quy định thời gian hoàn thành báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị phù hợp hơn thì lý do chính là nhờ các đơn vị đã thực hiện quyết liệt và có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kiến nghị kiểm toán.




Việc thực hiện kiến nghị kiểm toán trong thời gian qua đã đạt kết quả tốt hơn. Ảnh: THANH TÙNG
Sự nỗ lực của nhiều đơn vị trong ngành

Có thể nêu ra một số đơn vị tiêu biểu của ngành đã được khen ngợi và đánh giá cao về kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán như KTNN khu vực I, KTNN khu vực II, KTNN khu vực IV…

Theo chia sẻ của KTNN khu vực II, từ năm 2011-2015, tổng hợp kết quả số thực hiện kiến nghị kiểm toán/số kiến nghị kiểm toán đạt 80,2%, trong đó năm 2015 kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán đạt 84,5%. Còn lại đa số các kiến nghị tồn đọng đều do nguyên nhân khách quan, như kiến nghị trong lĩnh vực thu ngân sách và kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản do DN khó khăn trong kinh doanh nên chưa thực hiện đầy đủ kiến nghị, đối với lĩnh vực kiểm toán tổng hợp chi là kiến nghị đề nghị Bộ Tài chính giảm trừ dự toán năm sau đối với một số khoản kinh phí do địa phương báo cáo chưa chính xác.

Bên cạnh việc thực hiện kiến nghị xử lý tài chính cũng đạt tỷ lệ cao, KTNN khu vực I cho biết, đối với các kiến nghị xử lý tài chính từ các năm trước cũng được các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm túc. Về kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách…, qua kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết kiến nghị đều được các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Kết quả thực hiện kiến nghị xử lý tài chính năm 2015 đối với kiến nghị kiểm toán năm 2014 của KTNN khu vực V cũng đạt tới 87,6% và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán trung bình cả giai đoạn 2009-2014 đạt 88,5%. Tại KTNN khu vực IV, bên cạnh kết quả thực hiện kiến nghị xử lý tài chính năm 2015 đạt xấp xỉ 82%, đơn vị còn đạt kết quả xử lý tài chính các năm trước tăng thêm trong năm 2015 tới hơn 600 tỷ đồng.

Các chuyên gia trong ngành nhận định: do kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán là 1 trong 4 bước của quy trình kiểm toán, vì vậy, nhận thức được việc tổ chức quản lý, theo dõi việc thực hiện kiến nghị và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán là bước quan trọng trong tất cả các quy trình kiểm toán do KTNN ban hành và là công tác có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của KTNN.

Chủ động triển khaivà đề xuất nhiều giải pháp

Theo kinh nghiệm của KTNN khu vực V, ngoài việc tổ chức thống kê, rà soát, theo dõi và thường xuyên cập nhật các kết luận kiến nghị và kết quả thực hiện của các năm trước, xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị và tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm; quan trọng hơn là trong quá trình kiểm tra thực hiện kiến nghị, đơn vị xác định rõ nguyên nhân (cả chủ quan và khách quan) của các kiến nghị chưa thực hiện. Đối với nguyên nhân chủ quan thì đơn vị tiếp tục kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo đôn đốc thực hiện. Trường hợp do nguyên nhân khách quan thì đơn vị sẽ hướng dẫn đối tượng được kiểm toán làm thủ tục kiến nghị xem xét, điều chỉnh.

Chia sẻ bài học kinh nghiệm, lãnh đạo KTNN khu vực I nhấn mạnh đơn vị luôn quan tâm, chú trọng và xem công tác quản lý, theo dõi và kiểm tra thực hiện kiến nghị là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, từ đó có những chỉ đạo, định hướng và giải pháp kịp thời để nâng cao chất lượng. Trong quá trình kiểm tra thực hiện kiến nghị, đơn vị luôn tuân thủ nghiêm các quy định của ngành. Sau khi đã kiểm tra, KTNN khu vực I vẫn thường xuyên đôn đốc việc tiếp tục thực hiện kiến nghị. Đối với các trường hợp kết quả thực hiện kiến nghị thấp, đơn vị đã phát hành công văn, đặt lịch làm việc, cử lãnh đạo cơ quan cùng với công chức Phòng Tổng hợp, công chức trực tiếp kiểm toán đến trao đổi, tìm hiểu, phân tích rõ hơn nguyên nhân chưa thực hiện, đồng thời tìm giải pháp khắc phục.

Một giải pháp hữu hiệu được nhiều đơn vị trong ngành áp dụng, đó là tích cực phối hợp với HĐND và UBND các địa phương để đề nghị chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị được kiểm toán thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, đại diện KTNN khu vực I cho rằng mỗi đơn vị cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán, nhất là trong việc xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán để các kiến nghị luôn đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, đủ bằng chứng kiểm toán và có tính khả thi cao, góp phần nâng cao tính hiệu lực của hoạt động kiểm toán. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán là yêu cầu cấp thiết và có tầm quan trọng mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị.

Để tạo thuận lợi cho các đơn vị, KTNN khu vực V kiến nghị lãnh đạo KTNN nên phân cấp hoặc ủy quyền cho Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành, khu vực chủ động quyết định việc kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán và ký văn bản giải quyết lần đầu đối với các kiến nghị của đối tượng được kiểm toán trong trường hợp không có điều chỉnh so với kết quả ban đầu.

Còn theo KTNN khu vực II, lãnh đạo KTNN nên đề xuất Quốc hội và HĐND các cấp xây dựng và thực hiện chương trình giám sát hàng năm về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thực hiện công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN, bởi việc công khai này sẽ góp phần nâng cao kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN.

PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam năm 2012: Kỳ I: Bất cập trong quản lý, sử dụng vốn Nhà nước