Trên 800 nghìn lượt tham gia cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”

(BKTO) - Sau 30 ngày phát động, cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND)”, đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với 3,8 triệu lượt truy cập vào website của Cuộc thi và hơn 800 nghìn lượt dự thi.



Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND” được Văn phòng Quốc hội và Bộ Tư pháp phát động ngày 31/3. Đây là một điểm nhấn quan trọng trong đợt cao điểm phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Mục đích tổ chức Cuộc thi nhằm phổ biến, tuyên truyền rộng rãi các quy định của pháp luật về bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài; qua đó nâng cao hiểu biết, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, góp phần tạo nên thành công của cuộc bầu cử.
                
   

Lễ phát động Cuộc thi được ngày 31/3 - Ảnh: hoidongbaucuquocgia

   

Nội dung Cuộc thi là các quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015; một số quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND. Cuộc thi được tổ chức trong vòng 30 ngày (từ 0h00 ngày 01/4/2021 đến 24h00 ngày 30/4/2021) trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
         
Cuộc thi được tổ chức trong thời gian ngắn, nhưng đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Qua tổng hợp trên phần mềm của Cuộc thi, tính đến 24h00 ngày 30/4/2021, Cuộc thi đã thu hút được 3,8 triệu lượt truy cập vào website của Cuộc thi; với 801.678 lượt dự thi của 643.688 người tham gia dự thi. Số lượng thí sinh trả lời đúng 19 câu hỏi trắc nghiệm của Ban Tổ chức là 25.684 người (chiếm 4% số người tham gia) với 32.034 lượt trả lời chính xác (chiếm 4% số lượt thi).

Càng về cuối cuộc thi càng thu hút sự quan tâm tham gia của người dân, cao điểm như ngày 28/4 đã có 101.711 lượt truy cập và ghi nhận 45.200 lượt thi. Đây là những con số phản ánh mức độ lan tỏa, hiệu ứng rộng rãi của Cuộc thi khi đã thu hút một số lượng lớn sự quan tâm của người dân truy cập tìm hiểu về Cuộc thi nói chung, về pháp luật bầu cử nói riêng; qua đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, ý thức, thái độ của người dân đối với hoạt động bầu cử và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân tham gia cuộc bầu cử sắp diễn ra tới đây.

Thống kê cũng cho thấy, có 74,2% người dự thi sử dụng giao diện Cuộc thi trên điện thoại di động; 25,2% sử dụng máy tính bảng; 0,6% sử dụng máy tính để bàn. Kết quả này cũng thể hiện sự chủ động, đúng hướng của Ban Tổ chức khi đã có sự chuẩn bị thiết kế giao diện thi trên các thiết bị thông minh như điện thoại di động.
                
   

Website Cuộc thi đã thu hút hơn 3,8 triệu lượt truy cập.
   Ảnh: hoidongbaucuquocgia

   

Cuộc thi cũng đã nhận được sự hưởng ứng của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó một số địa phương có số người tham gia thi đông đảo như: Hà Nội (97.203 người), Bắc Giang (68.229 người), Nghệ An (45.767 người), Ninh Bình (36.002 người), TP. Hồ Chí Minh (26.626 người), Lào Cai (15.356 người), Quảng Ninh (14.951 người)…

Kết thúc Cuộc thi, Tổ thư ký giúp việc Ban Tổ chức đã phối hợp với Sở Tư pháp một số địa phương và đơn vị liên quan tiến hành rà soát, lập danh sách 36 người tham gia dự thi có kết quả cao nhất, trình Ban Tổ chức ban hành Quyết định công nhận kết quả và trao giải thưởng gồm: 01 Giải Nhất: 20 triệu đồng, 05 Giải Nhì: 5 triệu đồng/giải, 10 Giải Ba: 3 triệu đồng/giải, 20 Giải Khuyến khích: 1 triệu đồng/giải; tổng giá trị giải thưởng là 95 triệu đồng.

Đồng thời, đề nghị và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen cho 06 địa phương có thành tích xuất sắc trong hưởng ứng Cuộc thi và thu hút nhiều người dự thi (TP. Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Nghệ An, tỉnh Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Lào Cai).

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Tổ chức thực hiện tổng kết Cuộc thi bằng văn bản; đồng thời tăng cường các hoạt động truyền thông về kết quả Cuộc thi và phối hợp với các địa phương trao giải thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hưởng ứng Cuộc thi.
Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Trưa 19/5, thêm 36 ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận
    3 năm trước Chính trị
    (BKTO) – Tính từ 6 giờ đến 12 giờ ngày 19/5, Việt Nam có thêm 36 ca mắc mới Covid-19 ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (10 ca), Bắc Ninh (10 ca), Hà Nội (9 ca), Hải Dương (3 ca), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (1 ca), Điện Biên (1 ca), Thái Bình (1 ca), Vĩnh Phúc (1 ca).
  • Bảo đảm an toàn, thuận lợi nhất cho học sinh Thủ đô tham gia các kỳ thi và tuyển sinh năm 2021
    3 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh TP. Hà Nội năm học 2020-2021, các quận, huyện, thị xã đều thống nhất chủ trương quyết tâm bảo đảm an toàn, thuận lợi nhất cho học sinh tham gia các kỳ thi và tuyển sinh.
  • Vai trò và đóng góp của nữ đại biểu dân cử ngày càng tăng
    3 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, kết quả của nghiên cứu “Vai trò, hoạt động và đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam giai đoạn 2016-2021” đã khẳng định vai trò quan trọng và đóng góp có ý nghĩa của nữ đại biểu dân cử trong nhiệm kỳ 2016-2021.
  • “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động nhân dân đi bầu cử
    3 năm trước Chính trị
    (BKTO)- Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 18/05, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Ngô Sách Thực yêu cầu Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bầu cử theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.
  • Đa dang hóa hình thức tuyên truyền, tạo không khí tưng bừng hướng đến ngày bầu cử
    3 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tuyên truyền trực tiếp kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, tận dụng mạng xã hội để phổ biến thông tin về cuộc bầu cử đến với người dân... đó là cách làm hiệu quả và phù hợp với bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) đang áp dụng.
Trên 800 nghìn lượt tham gia cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”