Triển khai quy hoạch đô thị ven sông Hồng tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô

(BKTO) - Quy hoạch đô thị ven sông Hồng khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo tính lan toả cao và góp phần tạo nên những động lực phát triển mới cho Thủ đô Hà Nội.



Đây là chủ đề được trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng:Điểm sángphía Đông”, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 25/10.
                
   

Quang cảnh Diễnđàn.Ảnh: D.THIỆN

   

Tháng 3/2022, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000. Ngày 05/5/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Theo đó, tại các văn bản trên đã xác định điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô hướng đến sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội.

Chia sẻ về ý nghĩa của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng mới được thông qua, bà Phạm Thị Nhâm - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Việt Nam, Bộ Xây dựng - cho rằng, đây là dấu mốc lịch sử để Thành phố Hà Nội phát triển “vượt qua sông Hồng”, biến hai bên bờ sông trở thành những đô thị lớn, góp phần đưa Thủ đô phát triển xứng tầm là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và của cả nước.

Cũng theo bà Nhâm, quy hoạch trên rất phù hợp, có tính khả thi cao với cách tiếp cận theo hướng không dồn nén các công trình cao tầng, mật độ cao, kết cấu hạ tầng lớn bên hai bờ sông mà tích hợp hài hòa các yếu tố xã hội, sinh thái, biến không gian hai bên bờ sông trở thành lõi xanh của Thủ đô.

Chia sẻ thêm, bà Nguyễn Lan Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội - cho biết, trước đây, các quy hoạch nhỏ lẻ, rời rạc của quá trình quy hoạch ven sông Hồng chưa có tính thực tiễn cao và chưa được thực hiện thành công.

Tuy nhiên, với đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, với quy mô gần 11.000ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện, đã mở ra cách nhìn tổng thể về quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.

“Đồ án quy hoạch đã thay đổi cách tiếp cận, theo nguyên tắc thuận thiên, lấy phòng chống lũ làm hàng đầu, cải tạo khu vực dân cư hiện hữu đảm bảo chất lượng sống cho dân cư hai bên sông, bảo tồn các công trình di tích lịch sử…, kết hợp khai thác quỹ đất mới để tạo lập diện mạo mới hai bên bờsông Hồng, tạo không gian phát triểnhài hoà” - bà Hương nhấn mạnh.

Với những ý nghĩa đó, các chuyên gia cho rằng, Thành phố cần phải khẩn trương thực hiện ngay đồ án quy hoạch để kiến tạo nhữngcơ hội phát triển mớicho Thủ đô trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện hiệu quả từ quy hoạch đến thực tiễn, theo bà Nhâm, quan trọng nhất là cần có quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc hai bên bờ sông, tránh những tác động không theo quy hoạch. Quy chế này cần minh bạch thông tin, có sự tham gia của người dân, nhà khoa học, để khi triển khai các dự án, chính quyền sẽ thực hiện đối thoại với người dân nhằm tạo nên sự đồng thuận cao.

Cùng với đó, việc quy hoạch và phát triển đô thị hai bên bờ sông cần tuân thủ các quan điểm phát triển bền vững dựa trên các yếu tố quan trọng là bảo vệ thiên nhiên, phát triển cảnh quan hai bên sông trở thành chuỗi các công viên, vườn hoa lớn; xây dựng hài hòa các công trình hạ tầng gắn với thiên nhiên, không gian sinh thái…

Đặc biệt, việc đô thị hóa hai bên bờ sông Hồng cần phải hướng đến tôn vinh các giá trị văn hóa - lịch sử, thiết lập không gian cảnh quan nhằm kết nối và bảo vệ các di tích lịch sử, bởi sông Hồng là nơi khởi nguyên cho nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam, kiến tạo nên Thăng Long - Hà Nội hơn 1.000 năm văn hiến.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, sông Hồng không chỉ là trục cảnh quan mà còn là trục giao thông thủy nội vùng, trục xương sống để kết nối hệ thống đường thuỷ trong toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng, hướng ra biển Đông.

Chính vì vậy, việc lựa chọn các dự án đầu tư xây dựng hai bên bờ sông Hồng cần chú trọng hình thành các trọng điểm kinh tế mới, thay vì lựa chọn các dự án nhà ở thuần túy. Không gian đô thị hai bên sông phải là những biểu tượng mới về kiến trúc cảnh quan đô thị xanh, thông minh, hiện đại, góp phần gia tăng sức hấp dẫn cho Thủ đô…/.

DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
Triển khai quy hoạch đô thị ven sông Hồng tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô