Triển khai tuyển dụng, đi đôi với rà soát, tinh giản biên chế giáo viên

(BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026 (Quyết định số 72-QĐ/TW).



                
   

Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương triển khai tuyển dụng, đi đôi với tinh giản biên chế giáo viên. Ảnh: N.LỘC

   

Để triển khai thực hiện tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023.

Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật; ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
         
Theo Quyết định số 72-QĐ/TW, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022-2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các địa phương tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng biên chế giáo viên như: thông tin rộng rãi về biên chế tuyển dụng, làm việc với các cơ sở đào tạo để có nguồn tuyển dụng, trao đổi với các địa phương khác để phối hợp tuyển dụng theo các môn học đáp ứng yêu cầu…

Về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu của địa phương theo từng cấp học, môn học đến năm 2026 báo cáo Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ để bổ sung biên chế giáo viên trong tổng số biên chế giáo viên bổ sung đến năm 2026 theo Quyết định số 72-QĐ/TW nhằm bảo đảm lộ trình và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026, Quyết định số 71-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị quy định về quản lý biên chế của hệ thống chính trị.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, theo đó, chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường; xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đồng bộ các giải pháp khác.

N.LỘC
Cùng chuyên mục
  • Hoa Kỳ hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa khởi động Dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học, với khoản ngân sách tài trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ trị giá 14,2 triệu USD nhằm hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học của Việt Nam.
  • Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục mang lại nhiều lợi ích thiết thực
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Hiệu quả của chuyển đổi số không chỉ là giải pháp tình thế, giúp ngành giáo dục nói chung, giáo dục đại học (ĐH) nói riêng, giảm thiểu tối đa tác động của dịch bệnh, mà còn được đo lường dựa trên những kết quả, những con số tiết kiệm trông thấy rõ, cũng như định hình tương lai của giáo dục ĐH. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình ngày càng có nhiều biến động, việc chuyển đổi số là xu thế tất yếu mà các trường không thể có lựa chọn khác tốt hơn.
  • Việt Nam có dự án cho thuê sinh thái đầu tiên theo Cơ chế tín chỉ chung
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Việt Nam lần đầu tiên đăng ký thành công một dự án cho thuê sinh thái kể từ khi cơ chế tín chỉ chung (JCM) được ban hành vào năm 2020. Dự án thể hiện nỗ lực và chú trọng hướng đến một xã hội bền vững.
  • Lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt tại Hội thảo "Chính sách hỗ trợ tìm kiếm, kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo" do Bộ KH&CN phối hợp cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
  • 6 trường hợp giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 49/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP.
Triển khai tuyển dụng, đi đôi với rà soát, tinh giản biên chế giáo viên