Trình Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trong thời gian sớm nhất

(BKTO) - Chiều 09/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Phiên họp thứ ba của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

090620250557-202506091510574506_gen-h-z6687386647131_8d2d27b979df2ce3ca56bc421b9bab37.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp. Ảnh: VPQH

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đánh giá cao Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Công an trong thời gian qua đã chủ động ban hành văn bản triển khai, phân công nhiệm vụ, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện hết sức có hiệu quả việc lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến Nhân dân bảo đảm đúng tiến độ yêu cầu.

Các thành viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã chủ động, phối hợp rất chặt chẽ để nghiên cứu, khẩn trương đề xuất phương án giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết. Các cơ quan thông tấn, báo chí đã có rất nhiều tin bài đưa tin đậm nét về tình hình lấy ý kiến và phản ánh ý kiến của các tầng lớp nhân dân về Dự thảo Nghị quyết.

Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật đã thường xuyên nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, ghi nhận việc lấy ý kiến nhân dân đã được triển khai quyết liệt, bảo đảm tiến độ, bám sát chỉ đạo, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Tổng hợp cho thấy, đã có 280.226.909 lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tất cả các nội dung, điều khoản trong Dự thảo Nghị quyết; trong đó, bình quân tỷ lệ tán thành là 99,75%. Điều này là minh chứng rõ ràng nhất cho chủ trương đúng đắn của Đảng và Quốc hội trong việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thể hiện sự đồng thuận, thống nhất cao giữa "ý Đảng, lòng dân".

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng đã trình bày Báo cáo đề xuất nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp và của đại biểu Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở đó, các đại biểu đã thảo luận, thông qua Dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu và Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến lần 2 trong đợt 2 của Kỳ họp thứ 9.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là một bước cụ thể hóa, thể chế hóa các Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và đang được triển khai rất nghiêm túc, bài bản, trách nhiệm.

090620250552-202506091510575131_gen-h-z6687394400259_bc088c338a1be6786eb31687d6eb3358.jpg
Các đại biểu tham dự Phiên họp. Ảnh: VPQH

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, sau Phiên họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu và Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; tham mưu, giúp Đảng ủy Quốc hội báo cáo cấp có thẩm quyền về việc tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết.

Trên cơ sở đó, hoàn thiện hồ sơ Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội thông qua trong thời gian sớm nhất, phấn đấu là ngày 16/6/2025 để đáp ứng tiến độ khẩn trương của việc triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp./.

Cùng chuyên mục
  • Việt Nam và Costa Rica có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế biển
    8 ngày trước Chính trị
    (BKTO) - Với điểm tương đồng là các quốc gia có đường bờ biển dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Rodrigo Chaves khẳng định, Việt Nam và Costa Rica có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế biển, bao gồm bảo vệ đại dương, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường biển.
  • Việt Nam - Jordan sớm thiết lập các cơ chế hợp tác song phương
    8 ngày trước Chính trị
    (BKTO) - Hội kiến Quốc vương Jordan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước sớm thiết lập các cơ chế hợp tác song phương, trong đó có cơ chế tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao; nghiên cứu việc đàm phán, ký kết hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ để tạo thuận lợi cho trao đổi đoàn và giao lưu giữa hai nước...
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: Tỉnh Lâm Đồng mới khẩn trương xây dựng lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới
    8 ngày trước Chính trị
    (BKTO) - Sáng 9/6, tại Lâm Đồng, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận và Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông về tình hình triển khai thực hiện nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương gắn với tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; công tác quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế ở địa phương và công tác bảo đảm an sinh xã hội.
  • Việt Nam sẵn sàng đồng hành bảo vệ đại dương
    9 ngày trước Chính trị
    (BKTO) - Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ Việt Nam luôn là đối tác tin cậy, sẵn sàng đồng hành trong nỗ lực toàn cầu bảo vệ đại dương; là đối tác tích cực, sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển và là đối tác trách nhiệm, sẵn sàng đóng góp trong các sáng kiến tài chính xanh công bằng và bền vững.
  • Trước 10/6, hoàn thiện các nghị định phân cấp, phân quyền
    9 ngày trước Chính trị
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khẩn trương hoàn thiện các dự thảo nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo các ngành, lĩnh vực phân công quản lý của Bộ, ngành mình trình Chính phủ ban hành; thời gian hoàn thành trước ngày 10/6/2025.
Trình Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trong thời gian sớm nhất