Tuyên Quang: Dấu ấn mới trong thu hút đầu tư

(BKTO) - Hơn 3 năm qua tỉnh Tuyên Quang đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư theo hướng đa chiều, đa phương thức, thực chất và hiệu quả. Mục tiêu chính là thu hút các nhà đầu tư chiến lược, sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.

tuyen-quang-1-dang(2).jpg
Tuyên Quang tập trung thu hút nhà đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm, phát triển các dịch vụ lưu trú, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu du lịch sinh thái. Ảnh: ST

Nâng cao tính chuyên nghiệp, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư

Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh về thu hút đầu tư đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và được cụ thể hóa bằng các Chương trình hành động, Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong triển khai, tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ, hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư đã đổi mới một cách toàn diện, mạnh mẽ theo hướng đa chiều, đa phương thức, thực chất và hiệu quả. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp tiếp xúc, làm việc với nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về môi trường đầu tư của tỉnh; tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp để trực tiếp lắng nghe, bàn phương án, tháo gỡ một cách thực chất các khó khăn,vướng mắc, từ đó giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, vững vàng phát triển.

Tỉnh tích cực, chủ động làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp để thu hút đầu tư vào tỉnh; khuyến khích phát triển doanh nghiệp; tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trong và ngoài nước; thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư có tiềm năng vào đầu tư các dự án kinh doanh tại tỉnh.

Ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh cho biết: Tỉnh tổ chức 35 cuộc gặp, tiếp xúc, làm việc với các đối tác (chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài); tổ chức 4 cuộc tọa đàm, gặp gỡ các doanh nghiệp thuộc các quốc gia trọng điểm tỉnh đang thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp... tham dự 5 hội nghị, diễn đàn, hội chợ về đầu tư, thương mại, du lịch; có 3 văn bản, thỏa thuận quốc tế được ký kết trong lĩnh vực hợp tác cấp địa phương đầu tư và lao động, có một số đối tác đã kết nối với tỉnh để tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư như: Đoàn công tác của Hiệp hội Kinh tế Văn hóa Hàn - Việt và các doanh nghiệp đến làm việc với tỉnh; Hợp tác xã Vật liệu xây dựng tổng hợp Hàn Quốc trao đổi, tìm hiểu thông tin liên quan đến thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang.

san-xuat-bao-bi.jpg
Dự án sản xuất bao bì xuất khẩu PPE tại Cụm Công nghiệp Phúc Ứng của Công ty TNHH WooJin Vina Korea vào sản xuất tháng 5-2024. Ảnh: ST

Những tín hiệu tích cực

Những tín hiệu khả quan trong thu hút đầu tư là thành quả của một quá trình thay đổi từ tư duy, nhận thức cho tới hành động trong việc đổi mới đầu tư. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Tỉnh cũng đã triển khai Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Chất lượng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và cấp huyện tiếp tục được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Giai đoạn 2021 - 2024 toàn tỉnh đã thu hút và phê duyệt chủ trương đầu tư được 72 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký trên 31.166 tỷ đồng, bằng 62,3% so với mục tiêu Đề án thu hút đầu tư tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 (mục tiêu thu hút 45.000 - 50.000 tỷ đồng), lũy kế đến nay có 393 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 74.396 tỷ đồng; có 292 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, với tổng mức đầu tư trên 28.129 tỷ đồng. Cùng với thu hút đầu tư, tỉnh đã tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách, sớm hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động, sản xuất. Riêng trong quý II-2024, đã tổ chức làm việc trực tiếp với 35 nhà đầu tư dự án. Tỉnh đã thu hút được nhiều tập đoàn đầu tư vào như: Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn Danko, Tập đoàn Flamingo,…

Ông Yoon Bae, Tổng Giám đốc Nhà máy sản xuất Chế biến nông sản JW, Cụm Công nghiệp Phúc Ứng (Sơn Dương) cho biết: “Quá trình chúng tôi đầu tư và phát triển tại Tuyên Quang tôi cảm thấy ở đây có rất nhiều thuận lợi, thuận tiện về giao thông, nguồn nhân lực tốt, không khí trong lành. Những thủ tục hành chính bây giờ cũng có thể nộp thông qua dịch vụ hành chính công nhận được trả lời và kết quả rất nhanh. Cũng có những cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn và giải quyết những thắc mắc kịp thời. Tôi nghĩ tỉnh Tuyên Quang sẽ được nhiều nhà đầu tư lựa chọn là điểm đến trong tương lai”.

Tỉnh tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, nâng cao tính chuyên nghiệp, đổi mới nội dung xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Tỉnh thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và tọa đàm với doanh nghiệp đã đầu tư tại tỉnh nhằm lắng nghe, chia sẻ và giải quyết khó khăn của doanh nghiệp, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, tỉnh cũng sẽ tăng cường tính liên kết, kết nối với các địa phương lân cận, phát triển chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tỉnh tạo mối liên kết giữa Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh và các sở, ban ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp để nghiên cứu thị trường, tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp trong tỉnh phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mới; khuyến khích các doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng quy mô và chiều sâu...

Với quan điểm, đường hướng đúng đắn, cùng các giải pháp mang tầm chiến lược, dài hạn, hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư của tỉnh sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, là nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Cùng chuyên mục
  • TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng 8-8,5% vào năm 2025
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký ban hành Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố đến năm 2025.
  • Đẩy mạnh hợp tác giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường hợp tác, liên kết, trao đổi thông tin giữa các đơn vị xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm trao đổi thông tin, đánh giá tiềm năng và lợi thế so sánh của hai địa phương với mục đích tăng cường thu hút đầu tư vào từng địa phương và cả vùng.
  • Động lực mới để Nam Định tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 ngày 23/7/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đối với tỉnh Nam Định (Nghị quyết 1104) nhằm tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển, tăng cường liên kết vùng; thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mới, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • Cải thiện và nâng cao Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Theo kết quả chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, Hà Nội là địa phương có điểm số cao nhất, đạt 62.86 điểm, xếp hạng 1. Sau Hà Nội là TPHCM (hạng 2), Hải Phòng (hạng 3), Đà Nẵng (hạng 4), Cần Thơ (hạng 5)...
  • Kinh tế Hải Dương tiếp tục tăng trưởng ổn định
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Theo Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm của tỉnh cơ bản ổn định. Công nghiệp tiếp tục tăng cao do các ngành công nghiệp chủ lực phát triển tốt. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tốt, nguồn cung dồi dào...
Tuyên Quang: Dấu ấn mới trong thu hút đầu tư