TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng 8-8,5% vào năm 2025

(BKTO) - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký ban hành Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố đến năm 2025.

du-lich-hcm.jpg
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng GRDP năm 2024 ít nhất là 7,5% - Ảnh minh họa

Theo đó, Thành phố đặt ra 6 mục tiêu chính: Đạt mức tăng trưởng GRDP năm 2024 ít nhất 7,5% và năm 2025 từ 8 - 8,5%; Tỉ trọng kinh tế số năm 2024 phấn đấu đạt 22% và năm 2025 là 25%; Chỉ số PCI, Par-Index phấn đấu đạt trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước đến cuối năm 2025; Đạt tổng diện tích nhà ở đạt từ 40 triệu mét vuông trở lên (chỉ tiêu Đại hội là 50 triệu mét vuông) và xây dựng ít nhất 26.200 căn nhà ở xã hội (theo chỉ tiêu Chính phủ giao); Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 tăng 6,5%; trong đó 04 ngành công nghiệp trọng điểm tiếp tục là động lực tăng trưởng, với mức tăng cao hơn mức tăng chung của toàn ngành; Kim ngạch xuất khẩu tăng ít nhất 10% so với năm 2023; Tỉ lệ rác sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ mới hoặc tái chế đạt 80% trở lên; phát triển ít nhất 150ha đất công viên cây xanh.

7 nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

Đối với nhiệm vụ thúc đẩy thực hiện và giải ngân đầu tư công, tăng cường khả năng hấp thụ vốn đầu tư, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện giải pháp huy động vốn đầu tư toàn xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng, phấn đấu thu hút đạt 394.000 tỷ đồng năm 2024, đạt 422.000 tỷ đồng năm 2025.

Giao Ban quản lý các Khu công nghiệp và khu chế xuất, Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố chủ trì, phối hợp đề xuất các giải pháp để tháo gỡ, thúc đẩy khởi công các dự án đã được Thành phố cấp chủ trương đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng số, trung tâm dữ liệu, logistic, công nghệ số kết hợp nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, tập trung giải pháp để thu hút tổng vốn đầu tư khoảng 50.000-70.000 tỷ đồng giai đoạn 2024 - 2025.

Giao Sở Công Thương khẩn trương tham mưu hoàn thiện và triển khai Đề án sử dụng mái nhà là tài sản công để lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Giao Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Thành phố chủ trì, phối hợp duy trì tăng trưởng tín dụng bền vững; tín dụng xanh ưu đãi để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới…

Trong số 7 nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu thực hiện chi tiêu công hiệu quả, tiếp tục kích cầu tiêu dùng và Chương trình bình ổn thị trường.

Đồng thời, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tháo gỡ vướng mắc khó khăn, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp cải cách hành chính; thúc đẩy hợp tác kinh tế vùng; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; Tăng cường bảo vệ môi trường, mở rộng quỹ đất phát triển sản xuất, công nghiệp và dịch vụ, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án an sinh xã hội.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố làm đầu mối tổng hợp chung kết quả thực hiện của các đơn vị gắn với việc đánh giá kết quả tăng trưởng; xây dựng báo cáo Chuyên đề Báo cáo UBND Thành phố tại Phiên họp UBND Thành phố thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội cuối năm 2024, 6 tháng 2025 và cuối năm 2025.

Cùng chuyên mục
  • Đẩy mạnh hợp tác giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường hợp tác, liên kết, trao đổi thông tin giữa các đơn vị xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm trao đổi thông tin, đánh giá tiềm năng và lợi thế so sánh của hai địa phương với mục đích tăng cường thu hút đầu tư vào từng địa phương và cả vùng.
  • Động lực mới để Nam Định tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 ngày 23/7/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đối với tỉnh Nam Định (Nghị quyết 1104) nhằm tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển, tăng cường liên kết vùng; thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mới, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • Cải thiện và nâng cao Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Theo kết quả chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, Hà Nội là địa phương có điểm số cao nhất, đạt 62.86 điểm, xếp hạng 1. Sau Hà Nội là TPHCM (hạng 2), Hải Phòng (hạng 3), Đà Nẵng (hạng 4), Cần Thơ (hạng 5)...
  • Kinh tế Hải Dương tiếp tục tăng trưởng ổn định
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Theo Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm của tỉnh cơ bản ổn định. Công nghiệp tiếp tục tăng cao do các ngành công nghiệp chủ lực phát triển tốt. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tốt, nguồn cung dồi dào...
  • Nam Định cần phấn đấu để trở thành một cực phát triển quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng
    một tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Tỉnh Nam Định đã đạt kết quả khá toàn diện trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Đến thời điểm này, Nam Định đã đạt và vượt 11/12 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong đó: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm đạt 9,2%/năm, trong tốp tăng trưởng cao của cả nước; thu ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng 8-8,5% vào năm 2025