Tuyên truyền và cập nhật kiến thức pháp luật cho các đoàn viên thanh niên

(BKTO) - Sáng 13/11, Chi đoàn Vụ Pháp chế - Vụ Hợp tác quốc tế (Kiểm toán nhà nước) tổ chức Tọa đàm Tuyên truyền pháp luật Việt Nam 2024.

anh-1.jpg
Quang cảnh Tọa đàm. Ảnh: Nguyễn Ly

Tham dự Tọa đàm có Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Kiểm toán nhà nước Đỗ Xuân Bách, đại diện các Chi đoàn Cục Công nghệ thông tin, Chi đoàn Văn phòng Kiểm toán nhà nước; cùng 30 đoàn viên Chi đoàn Vụ Pháp chế - Vụ Hợp tác quốc tế.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Kiểm toán nhà nước Đỗ Xuân Bách ghi nhận và đánh giá cao Chi đoàn Vụ Pháp chế - Vụ Hợp tác quốc tế lựa chọn chủ đề và tổ chức Tọa đàm. Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) không chỉ là ngày để tôn vinh giá trị của luật pháp, mà còn là lời nhắc nhở công dân và các tổ chức có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện và bảo vệ pháp luật.

Pháp luật không chỉ là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, mà còn là kim chỉ nam giúp duy trì trật tự, công bằng và an toàn cho mỗi người dân, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Với vai trò là đoàn viên thanh niên, đặc biệt là đoàn viên của Chi đoàn Vụ Pháp chế - Vụ Hợp tác quốc tế, chúng ta cần phải nắm vững và tiên phong trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đồng thời, không ngừng trau dồi kiến thức pháp luật, sáng tạo ra trong cách thức tuyên truyền để pháp luật đến gần hơn với từng người dân - đồng chí Đỗ Xuân Bách nhấn mạnh.

anh-2.jpg
Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Kiểm toán nhà nước Đỗ Xuân Bách nhấn mạnh vai trò của đoàn viên thanh niên trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Ảnh: Nguyễn Ly

Thông qua Tọa đàm, các đoàn viên thanh niên phát huy tính tích cực, tự học tập, tìm hiểu luật pháp, góp phần nâng cao nhận thức và chấp hành pháp luật, nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ luật pháp. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực phản ứng với chính sách trong quá trình tổ chức thực thi pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho tổ chức và hoạt động kiểm toán; đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo ra sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện luật pháp.

Tại Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp - Bí thư Chi đoàn Vụ Pháp chế - Vụ Hợp tác quốc tế đã phổ biến Luật Giao dịch điện tử năm 2023 (Luật GDĐT) và Luật Căn cước năm 2023.

anh-3.jpg
Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp - Bí thư Chi đoàn Vụ Pháp chế - Vụ Hợp tác quốc tế đã phổ biến Luật Giao dịch điện tử năm 2023 (Luật GDĐT) và Luật Căn cước năm 2023. Ảnh: Nguyễn Ly

Luật GDĐT năm 2023 gồm có 8 chương, 53 điều, trong đó kế thừa có sửa đổi, bổ sung 33 điều, quy định mới 18 điều so với Luật GDĐT năm 2005. Qua đó, Luật GDĐT giải quyết những vướng mắc trong quy định hiện hành về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm triển khai GDĐT an toàn, tin cậy, có giá trị pháp lý trên không gian mạng.

Đặc biệt, Luật GDĐT năm 2023 có 12 điều quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy trong GDĐT; 06 điều quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; 05 điều quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; 04 điều quy định về các loại hệ thống thông tin; 02 điều quy định về nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm quản lý nhà nước về GDĐT…

Các quy định nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy GDĐT toàn trình, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thực hiện hợp đồng điện tử; luật hóa vai trò của các nền tảng số quốc gia; quy định rõ chính sách chia sẻ dữ liệu, giám sát, kiểm tra, thanh tra trực tuyến…

Luật Căn cước năm 2023 gồm 07 chương, 46 điều, quy định về: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm điều kiện cho hoạt động quản lý căn cước, định danh và xác thực điện tử…

anh-4.jpg
Đồng chí Trần Hoàng Minh - Bí thư Chi đoàn Cục Công nghệ thông tin chia sẻ một số nội dung liên quan đến tính xác thực và bảo mật thông tin. Ảnh: Nguyễn Ly

Thảo luận về 2 Luật trên, các đoàn viên đặt nhiều câu hỏi liên quan đến chữ ký điện tử, tính xác thực, tin cậy và bảo mật thông tin. Đây không chỉ là những thông tin liên quan trực tiếp đến mỗi cá nhân mà còn rất cần thiết cho hoạt động kiểm toán trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội.

Cùng chuyên mục
  • Khai thác khả năng của trí tuệ nhân tạo song cần cảnh giác với rủi ro tiềm ẩn
    29 ngày trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với ngành nghề kế toán, kiểm toán, giúp lĩnh vực này phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả to lớn nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro, Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đã đưa ra những khuyến nghị đối với kiểm toán viên trong việc ứng dụng AI.
  • KTNN Việt Nam dự hội nghị về tác động của kiểm toán đối với các Mục tiêu phát triển bền vững
    29 ngày trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Từ ngày 14-22/11, Đoàn công tác của Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung dẫn đầu sẽ có chuyến công tác tại Georgia và Hy Lạp. Đoàn sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về tác động của các cuộc kiểm toán đối với các Mục tiêu phát triển bền vững và có các buổi làm việc với KTNN Georgia, Hy Lạp.
  • Phát huy vai trò tiên phong, sáng tạo của tuổi trẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
    một tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, Phó Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII Nguyễn Huy Sáng - Chủ tịch Công đoàn đơn vị - đề nghị các đoàn viên tiếp tục phát huy thế mạnh của tuổi trẻ, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như trong các phong trào đoàn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
  • Bồi dưỡng chuyên môn các ngạch kiểm toán viên và kỹ năng kiểm toán
    một tháng trước Kiểm toán
    (BKTO) - Thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2024 của Kiểm toán nhà nước (KTNN), ngày 11/11, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổ chức khai giảng các Lớp bồi dưỡng: chuyên môn ngạch Kiểm toán viên cao cấp, chuyên môn ngạch Kiểm toán viên chính, kỹ năng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp và bồi dưỡng phần mềm ứng dụng quản lý thuế tập trung (Lớp 3).
  • 4 đóng góp của Kiểm toán nhà nước đối với công tác phòng, chống lãng phí
    một tháng trước Kiểm toán
    (BKTO) - Trao đổi với phóng viên Báo Kiểm toán, ông Bùi Đặng Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - nhận định: Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã có nhiều đóng góp đối với công tác phòng, chống lãng phí. Kết quả kiểm toán tạo được niềm tin khoa học, niềm tin thực tiễn cho cử tri, cho Nhân dân và những đơn vị đang quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.
Tuyên truyền và cập nhật kiến thức pháp luật cho các đoàn viên thanh niên