Ùn tắc tại cảng Cát Lái ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu

(BKTO) - Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hóa đã phản ánh tình trạng ùn tắc giao thông bên ngoài cảng Cát Lái làm các doanh nghiệp luôn rơi vào tình cảnh giao nhận hàng không đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Năng lực vận chuyển hàng hóa cũng giảm hẳn, thay vì một ngày vận chuyển được từ 13-14 container nhưng vì ùn tắc giảm chỉ còn 5-7 container.



                
   

Nhiều container đang ùn ứ tại cảng Cát Lái. Ảnh minh họa: TTXVN

   

Cảng Cát Lái ùn tắc nghiêm trọng, hàng hóa chậm lưu thông

Bộ Công Thương cho biết, tính đến tháng 4/2021, cả nước có 286 bến cảng/chiều dài khoảng 96 km cầu cảng (gấp hơn 4,5 lần năm 2000), với tổng lượng hàng hóa thông qua đạt 692,2 triệu tấn (gấp khoảng 8,4 lần năm 2000), đã hình thành các cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế tại khu vực phía Bắc và phía Nam. Về tuyến vận tải đã thiết lập được 32 tuyến vận tải biển, trong đó 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa.

Theo số liệu của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), sản lượng container năm 2020 của cảng Tân cảng Cát Lái (gọi tắt là cảng Cát Lái) đạt 5.585.086 TEU, chiếm trên 71% sản lượng container của cả khu vực cảng TP. Hồ Chí Minh. Trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng container của cảng Cát Lái đạt 2.891.339 TEU, chiếm trên 66,7% sản lượng container của cả khu vực cảng TP. Hồ Chí Minh, trong đó nếu chỉ tính riêng sản lượng container xuất nhập khẩu trong tháng 6 của năm 2021 thì cảng Cát Lái đạt 486.213 TEU, chiếm khoảng 86% sản lượng container xuất nhập khẩu của cả khu vực cảng TP. Hồ Chí Minh.

Như vậy, cảng Cát Lái đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Theo Báo cáo của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, sau 3 tuần thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 (tuần 27, 28, 29), sản lượng container xuất nhập tàu, sản lượng container giao nhận bãi, số lượt xe ra, vào cảng giao nhận hàng liên tục giảm so với cùng kỳ trước đó (so với tuần 24), kéo theo dung lượng tồn bãi cảng Cát Lái tăng cao.

Cụ thể, sản lượng container xuất nhập thông qua cảng giảm lần lượt theo các tuần là 0,2%; 18,03% và 5,4%; sản lượng giao container hàng nhập, nhận container hàng xuất giảm lần lượt 4,78%; 10,48% và 18,13%; lượt xe ra/vào cảng giảm lần lượt 3,14%; 10,05% và 15,59%; sản lượng tồn bãi tiệm cận mức tối đa cho phép, đặc biệt sản lượng hàng nhập luôn trên 100% công suất.

Nếu hàng hóa tiếp tục chậm luân chuyển sẽ làm cho cảng hết sức chứa, phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu, chờ giải phóng bớt hàng trên bãi dẫn đến nguy cơ phải gián đoạn hoạt động, như đã xảy ra tại các cảng của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc trong các đợt dịch vừa qua. Điều này sẽ gây tác động tiêu cực cho hoạt động xuất. nhập khẩu hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bộ Công Thương đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ

Trước thực tế này, chiều 04/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Công văn số 4699/BCT-XNK gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm kiến nghị một số giải pháp cải thiện tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái, góp phần tạo luồng hàng thông thoáng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong bối cảnh khó khăn bởi dịch bệnh.
                
   

Cần nhiều giải pháp để khơi thông luồng lưu chuyển hàng hóa tại cảng Cát Lái. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

   

Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái là do nhiều nhà máy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải dừng hoạt động theo yêu cầu của chính quyền các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Một số ít doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ”, “2 địa điểm, 1 cung đường” nhưng cũng đều phải cắt giảm sản lượng. Điều này khiến các doanh nghiệp dừng hoạt động không thể tiếp nhận các container nguyên liệu nhập khẩu, container bị lưu lại cảng nhiều gây ùn tắc tại cảng.

Một nguyên nhân nữa là tình trạng thiếu nhân lực cho dây chuyền sản xuất tại cảng. Theo Báo cáo của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, để duy trì hoạt động liên tục cho cảng Cát Lái, lượng nhân sự cần thiết phải có mặt tại hiện trường trong ngày (03 ca sản xuất) khoảng 500 người. Tác động của dịch Covid-19 khiến cho lực lượng lao động của cảng giảm khoảng 50% (chỉ còn 250 người/ngày).

Nêu rõ cảng biển là cơ sở hạ tầng trọng điểm đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển thông suốt, trước tình hình ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái còn có thể kéo dài và lan sang các cảng khác như Cái Mép, Hải Phòng, tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ 6 giải pháp.

Trong đó, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, làm việc với cảng Cát Lái nói riêng và các cảng biển lớn khác trên cả nước để có giải pháp khẩn trương nâng cao năng lực giải phóng hàng hóa, rà soát và làm việc với từng chủ hàng để đưa ra phương án sớm được nhận hàng.

Đồng thời, nâng cao năng lực khai thác của bãi cảng; phối hợp với các bên điều tiết lượng hàng nhập về cảng Cát Lái, tạm thời ngưng chuyển container hàng nhập từ các cảng khu vực Cái Mép, Hiệp Phước về Cát Lái mà các chủ hàng cần nhận trực tiếp ở khu vực Cái Mép hoặc Hiệp Phước và các cảng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Bộ Công Thương cũng đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan nghiên cứu cơ chế cho phép cảng Cát Lái vận chuyển container hàng nhập khẩu nói chung, trong đó có cả loại container tồn đọng trên 90 ngày từ cảng Cát Lái về lưu giữ, thông quan, giao cho khách hàng tại các cơ sở của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Qua đó giảm tải và tăng năng lực chứa tại cảng Cát Lái, giảm tình trạng ùn tắc hiện nay…

PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • ASEAN và Canada ưu tiên hỗ trợ lẫn nhau thúc đẩy phục hồi bền vững
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Canada diễn ra vào sáng 05/8, hai bên nhất trí sẽ ưu tiên hỗ trợ lẫn nhau ứng phó với dịch Covid-19, giảm thiểu các tác động do đại dịch và thúc đẩy phục hồi toàn diện, bền vững.
  • Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - New Zealand
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - New Zealand diễn ra vào sáng 05/8, các nước ASEAN mong muốn phối hợp chặt chẽ với New Zealand làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược, thúc đẩy đối thoại, hợp tác duy trì ổn định, phát triển thịnh vượng ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức nổi lên.
  • Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á lần thứ 11
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 11 diễn ra vào tối 04/8, ASEAN và các đối tác EAS nhất trí đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong giải quyết các thách thức nổi lên, ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19 và chung tay thúc đẩy phục hồi toàn diện hướng tới phát triển bền vững.
  • ASEAN và Ấn Độ nỗ lực hỗ trợ nhau ứng phó với dịch Covid-19
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ diễn ra chiều 04/8, ASEAN và Ấn Độ nhất trí sẽ hỗ trợ nhau ứng phó với dịch Covid-19, giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch và duy trì, thúc đẩy hợp tác thông qua triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2021-2025.
  • ASEAN và Australia ưu tiên hỗ trợ lẫn nhau phục hồi bền vững
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong thời gian tới, ASEAN và Australia nhất trí tiếp tục ưu tiên phối hợp kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau khắc phục các tác động do đại dịch gây ra và đẩy mạnh các nỗ lực phục hồi bền vững.
Ùn tắc tại cảng Cát Lái ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu