Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 21

(BKTO) - Ngày 29/6, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 21. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên họp.



Phiên họp gồm 2 nội dung: Thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025; thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) và quản lý sử dụng Quỹ BHXH năm 2020.

Đây là hai nội dung sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 58 và trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ nhất.
                
   

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: quochoi.vn

   

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Phiên họp toàn thể lần thứ 21 của Ủy ban Về các vấn đề xã hội rất có ý nghĩa khi được tổ chức vào dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Ủy ban Y tế và Xã hội (tiền thân của Ủy ban Về các vấn đề xã hội hiện nay). Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá, là một trong những Ủy ban quan trọng của Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội được giao phụ trách những lĩnh vực gắn liền với đời sống của nhân dân và luôn được dư luận xã hội quan tâm. Qua lịch sử hình thành, phát triển, Ủy ban đã đóng góp thiết thực vào sự đổi mới, phát triển của Quốc hội, để lại những dấu ấn đậm nét, được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao.

Về nội dung của Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là những nội dung rất quan trọng. Theo đó, về chương trình giảm nghèo, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc xây dựng chương trình này trong giai đoạn mới cần bảo đảm sự thống nhất với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021- 2030; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; kế hoạch đầu tư công trung hạn và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Cần triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều; đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có điều kiện, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người nghèo, vùng nghèo. Đồng thời, hoàn thiện chính sách giảm nghèo phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế, gắn với mục tiêu phát triển bền vững; người nghèo được tham gia và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực giảm nghèo, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng.

Về chính sách BHXH, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong những năm qua, chính sách BHXH của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, hướng tới mở rộng phạm vi bao phủ, tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Tuy nhiên, thực tiễn còn những vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; việc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH; việc quản lý, sử dụng các quỹ thành phần của Quỹ BHXH; tình trạng chậm đóng, nợ đóng, trốn đóng và trục lợi BHXH, bảo hiểm thất nghiệp…

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc Ủy ban Các vấn đề xã hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ lần này là một trong những căn cứ để sửa đổi, bổ sung Luật BHXH và chuẩn bị thẩm tra đề xuất chi phí quản lý Quỹ BHXH trong 3 năm tới. Các vấn đề Ủy ban xem xét trong Phiên họp và ý kiến thẩm tra của Ủy ban cũng sẽ là căn cứ quan trọng để các đại biểu Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Infographic - Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam được thành lập theo Quyết định 779/QĐ-TTg ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ.Quỹ được thành lập nhằm tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân.Báo Kiểm toán xin giới thiệu với bạn đọc một số nội dung chính của Quỹ này.
  • Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Nghiên cứu chính sách đặc thù để Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 29/6, dự và phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ Nhất, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP. Hải Phòng khóa XVI, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tin tưởng, HĐND TP. Hải Phòng sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiếp tục đưa Hải Phòng trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các nhóm giải pháp về xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị mang bản sắc riêng của Thành phố Cảng.
  • Sẵn sàng kết nối dữ liệu, thúc đẩy Chính phủ điện tử phục vụ Nhân dân
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGDC) và dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD) diễn ra ngày 29/6, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo đã yêu cầu các đơn vị, bộ phận khẩn trương rà soát, tiếp tục “làm sạch” dữ liệu dân cư, cấp CCCD cho người dân, sẵn sàng kết nối dữ liệu với các Bộ, ngành và thúc đẩy Chính phủ điện tử phục vụ Nhân dân.
  • Không phân biệt điều kiện đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đây là quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7 và được thể hiện rõ trong Luật Cư trú năm 2020 với nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến quyền cư trú của công dân.
  • Bảo vệ vững chắc an ninh kinh tế đất nước trước tác động của dịch bệnh
    3 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 29/6, tại Hà Nội, Cục An ninh kinh tế (ANKT), Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2021.
Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 21