Vắc xin phòng Covid-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp đều phải trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng

(BKTO) - Sáng 23/6, thông tin về việc cấp phép, sử dụng khẩn cấp vắc xin phòng Covid-19, Bộ Y tế khẳng định, như thông lệ quốc tế, tất cả vắc xin phòng Covid-19 trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn, trên nguyên tắc đảm bảo 3 yếu tố: an toàn, sinh miễn dịch và quan trọng nhất là hiệu quả bảo vệ.



Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới và các nước như Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc…, vắc xin trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp bắt buộc phải thử nghiệm lâm sàng trên người với 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 là giai đoạn quan trọng nhất. Giai đoạn này được thực hiện trên quy mô lớn với mục tiêu đánh giá tính an toàn và hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Kết quả của giai đoạn 3 sẽ quyết định việc vắc xin đó có được phê duyệt để triển khai tiêm chủng rộng rãi hay không. Kể cả sau khi đã được phê duyệt, các loại vắc xin đó đều phải liên tục bổ sung, cập nhật các thông tin, dữ liệu liên quan đến tính an toàn, hiệu quả của vắc xin trong quá trình sử dụng.
                
   

Tiêm vắc xin Covid-19 cho công nhân tại TP. Hồ Chí Minh - Ảnh: Bộ Y tế

   

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 được tiến hành ở quy mô nhỏ trên một số nhóm quần thể để kiểm tra độ an toàn, tính sinh miễn dịch và xác định liều lượng tối ưu. Việc đánh giá tính sinh miễn dịch trong giai đoạn 1 và 2 này không phải là yếu tố quyết định cho việc phê duyệt khẩn cấp. Chỉ có kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 mới là yếu tố quyết định để đánh giá vắc xin có hiệu quả bảo vệ hay không, có làm giảm nguy cơ mắc Covid-19 hay không hoặc giảm nhẹ tình trạng bệnh hay không.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát rộng trên toàn thế giới, việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vắc xin phòng Covid-19 là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc.

Theo Bộ Y tế, việc cấp phép khẩn cấp sử dụng vắc xin Covid-19 hiện nay là do điều kiện dịch bệnh nên chưa đủ thời gian để theo dõi được vắc xin trong thời gian dài như thông lệ. Mặc dù vậy, để đảm bảo tính an toàn của vắc xin vẫn phải thực hiện đầy đủ quy trình đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Vì vậy, cũng giống như thông lệ quốc tế, tất cả vắc xin Covid-19 trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn, trên nguyên tắc đảm bảo 3 yếu tố: an toàn, sinh miễn dịch và quan trọng nhất là hiệu quả bảo vệ.

Đến nay, Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho 4 loại vắc xin Covid-19 bao gồm: Comirnaty của Pfizer, A2D1222 của AstraZeneca, Sputnik-V của Gamalaya, Vero-Cell của Sinopharm cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài ra, vắc xin Moderna cũng đang trong quá trình xem xét phê duyệt.

Bộ Y tế cho biết, tất cả các vắc xin nói trên đều phải trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 có quy mô từ 20.000 đến 50.000 người tham gia. Cụ thể: Vắc xin của AstraZeneca thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại 11 quốc gia với 49.626 người tham gia; vắc xin Vero-Cell của Sinopharm thử nghiệm lâm sàng tại 6 quốc gia với trên 45.000 người; vắc xin Sputnik-V thử nghiệm lâm sàng tại 5 quốc gia với 21.977 người; vắc xin của Pfizer thử nghiệm lâm sàng tại 6 quốc gia với 43.418 người và vắc xin của Moderna thử nghiệm tại 4 quốc gia với 30.420 người.

Đ. KHOA

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội hạn chế tối đa việc tuyển sinh trái tuyến với học sinh đầu cấp
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hà Nội, năm học 2021-2022, công tác tuyển sinh đầu cấp (tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6) trên địa bàn Hà Nội vẫn giữ ổn định so với năm học 2020-2021. Thành phố yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc tuyển sinh trái tuyến.
  • Doanh thu du lịch của Hà Nội giảm 57% so với cùng kỳ năm trước
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2021, Hà Nội đón 2,9 triệu lượt khách, chủ yếu là khách du lịch nội địa, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ năm trước.
  • Trưa 23/6: Ghi nhận 80 ca mắc Covid-19 mới tại 7 tỉnh, thành phố
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h đến 12h ngày 23/6 có 80 ca mắc Covid-19 mới (BN13783-13862) ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh 40 ca, Bình Dương 23 ca, Bắc Giang 8 ca, Hưng Yên 4 ca, Lào Cai 2 ca, Long An 2 ca và Bắc Kạn 1 ca; trong đó 70 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
  • Tập huấn phòng, chống dịch Covid-19 xâm nhập khu công nghiệp cho 20 tỉnh, thành phố
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chiều 22/6, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19 đã tổ chức tập huấn trực tuyến cho 20 tỉnh, thành phố phía Nam (từ Ninh Thuận trở vào) các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong khu công nghiệp (KCN), cơ sở sản xuất, đảm bảo vừa chống dịch, vừa an toàn sản xuất.
  • Bổ sung chế độ ưu đãi đối với người có công
    3 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sẽ có nhiều nội dung mới về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công và bổ sung các chế độ ưu đãi đối với người có công, thân nhân người có công.
Vắc xin phòng Covid-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp đều phải trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng