VCCI: Quy định về kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề chưa hợp lý

(BKTO) - Góp ý đối với Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số quy định về kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề trong Dự thảo còn chưa hợp lý.



                
   

Theo VCCI, một số quy địnhvề kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề chưa hợp lý - Ảnh minh họa: chinhphu.vn

   

Cụ thể, về thời gian thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, thời gian để giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (cấp mới, cấp lại, cấp đổi, bổ sung) là 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Theo VCCI, việc quy định các thủ tục này có cùng thời gian thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ là chưa hợp lý, bởi vì tính chất của các thủ tục này là khác nhau.

Vì vậy, VCCI đề xuất rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đối với các thủ tục đơn giản như cấp lại do chứng chỉ bị mất, hư hỏng; thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận trong trường hợp thay đổi tên gọi, địa chỉ nơi đặt trụ sở chính của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trong giấy chứng nhận đã được cấp.

Theo đó, thời gian giải quyết các thủ tục này cần ngắn hơn quy định hiện hành, cụ thể là 3 ngày làm việc cho thủ tục cấp lại và 5 ngày làm việc cho thủ tục cấp đổi.

Về thủ tục, hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, được quy định tại Điều 17 Nghị định 31/2015/NĐ-CP, VCCI cho rằng quy định này là không cần thiết.

Bởi hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do các tổ chức có giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thực hiện đánh giá cho những người đến đăng ký. Hoạt động này tương tự như hoạt động giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ. Vì vậy, không cần thiết phải quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, mà cần để cho hai bên tự do thực hiện giao kết.

Do đó, VCCI đề nghị bỏ Điều 17 Nghị định 31/2015/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết về trình tự đăng ký này./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải bố trí diện tích nhà ở cho công nhân
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đó là nội dung được Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương thực hiện tại văn bản số 3822/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai một số giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
  • Triển khai hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP: Bảo đảm thuận lợi, minh bạch, nhanh và chính xác nhất
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 24/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Là một trong những đơn vị phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đề xuất trình Chính phủ ban hành Nghị quyết và trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ này, ngày 28/9, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã thông tin về một số vấn đề dư luận quan tâm xung quanh gói hỗ trợ này.
  • Linh hoạt chuyển đổi, Hà Nội giải quyết tốt chính sách hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau thời gian tạm dừng giao dịch trực tiếp đối với người lao động đến làm các thủ tục về Bảo hiểm xã hội (BHXH), từ ngày 21/9, BHXH TP. Hà Nội đã mở lại các giao dịch trực tiếp, khi Hà Nội nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Việc chuyển hướng kịp thời, linh hoạt của BHXH Thành phố đã giúp giải quyết các chế độ, chính sách cho người dân, DN được đảm bảo, phù hợp với hoàn cảnh.
  • Linh hoạt tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát sau năm 2021, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2022 được ngành Giáo dục xác định tổ chức linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh.
  • Đã có 25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp hoàn toàn
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), có 25 địa phương hiện đang tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh, gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Quảng Ninh. Đây là những địa phương không xuất hiện dịch, hoặc đã kiểm soát được dịch bệnh, tình hình trên địa bàn được đánh giá là an toàn.
VCCI: Quy định về kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề chưa hợp lý