VCCI tổ chức Diễn đàn Kinh tế 2020

(BKTO)- Chiều 05/12, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Diễn đàn kinh tế 2020: “Tích luỹ động năng cho chu kỳ tăng trưởng mới”. Sự kiện thu hút nhiều chuyên gia và đông đảo các nhà doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước tham dự.



Diễn đàn nhằm phân tích, dự báo xu hướng kinh tế năm 2020, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh, giúp các doanh nghiệp xây dựng kế sách, chiến lược kinh doanh năm tới.
                
   

Quang cảnh Diễn đàn- Nguồn: DDDN

   

Theo TS.Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI, báo cáo mới đây của U.S. News & World Report công bố cho thấy Việt Nam đã nhảy vọt từ vị trí 23 năm 2018 lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư.

Bày tỏ sự hài lòng với triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2019 có thể đạt 7,02% mà Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa cập nhật, ông Phan Đức Hiếu- Phó Viện trưởng CIEM nhấn mạnh, những nỗ lực của Chính phủ nhằm duy trì tăng trưởng, ổn định vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là rất lớn. Điều này được thể hiện rõ nét nhất thông qua các Nghị quyết số 19, Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp…

Trong khi đó, nhiều tổ chức đã dự báo kinh tế thế giới thời gian tới tiếp tục giảm tốc, cụ thể là vào khoảng cuối năm 2020, đầu năm 2021. Với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam thì tác động là không thể tránh khỏi.

Đồng tình với nhận định này, ông Bùi Ngọc Sơn- Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, cần phải dè chừng nguy cơ từ xu thế tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới thời gian tới do tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tình trạng siết nhập khẩu của Trung Quốc cũng như những sức ép lên VNĐ…

Còn ông Vũ Tiến Lộc nhận định, chủ nghĩa bảo hộ và sự bế tắc của chủ nghĩa đa phương, sự biến đổi khí hậu và sự già hoá dân số… là những nhân tố sẽ tác động cản trợ tới sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới. “Niềm tin và sự đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp sẽ quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế”- TS.Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo CIEM, ông Phan Đức Hiếu vẫn đưa ra dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 có thể đạt tối đa 6,8%.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, các chỉ tiêu về lạm phát, thâm hụt ngân sách hay quy mô dự trữ ngoại hối đều được cải thiện trong thời gian vừa qua giúp tăng cường sức chống chịu với những cú sốc có thể diễn ra trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam.

Theo các chuyên gia, cơ hội đầu tư ngành giai đoạn 2020-2030 sẽ nằm ở những ngành có lợi thế so sánh truyền thống (như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử; nông sản và thủy sản), lĩnh vực phục vụ tiêu dùng (phân phối bán lẻ, du lịch, giải trí, giáo dục, y tế), các hỗ trợ mạng sản xuất, gia tăng chuỗi giá trị (dịch vụ hỗ trợ, logistics, công nghiệp hỗ trợ). Tiềm năng cũng nằm ở những lĩnh vực mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế sáng tạo, kinh tế số, phát triển đô thị thông minh và lĩnh vực kết cấu hạ tầng, bất động sản. Đây là những lĩnh vực được đánh giá có nhiều cơ hội cho giới đầu tư trong và ngoài nước.
         
Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế 2020, VCCI đã tổ chức lễ trao giải Chương trình bình chọn thường niên các tác phẩm báo chí viết về Doanh nhân, Doanh nghiệp và Môi trường kinh doanh năm 2019. Qua 7 năm tổ chức, những tác phẩm đạt giải đã được các nhà báo phản ánh chân thực, khách quan, sống động, từ đó có những đóng góp nhất định vào việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Đơn hàng dệt may cho năm 2020 giảm mạnh
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng đầu năm 2019 khả quan, ước đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ, nhưng Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, đơn hàng cho năm 2020 của nhiều doanh nghiệp trong ngành đang bị giảm.
  • Tăng nhập khẩu dầu thô Azeri cho NMLD Dung Quất
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thêm một bản Hợp đồng cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vừa được Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Công ty SOCAR Trading (Azerbaijan) ký kết với khối lượng cung cấp 5 triệu thùng trong nửa đầu năm 2020.
  • 2019 sẽ là năm xuất siêu thứ 4 liên tiếp của Việt Nam
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Với mức xuất siêu cao kỷ lục 9,12 tỷ USD trong 11 tháng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 11 tháng tăng 7,8% so với cùng kỳ, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự kiến năm 2019 sẽ vẫn là năm xuất siêu thứ 4 liên tiếp của Việt Nam.
  • Quy định giới hạn lưu huỳnh:  Thách thức lớn của doanh nghiệp hàng hải
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngành vận tải biển Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và đang trên đà tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải vượt qua các thách thức về hiện đại hóa và các quy định hàng hải ngày càng khắt khe, nhất là quy định giới hạn lưu huỳnh 2020 (2020 Global Sulphur Cap) - một yêu cầu kỹ thuật cao trong vận chuyển tàu biển của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) sẽ có hiệu lực từ tháng 01/2020.
  • Thị trường bất động sản:  Nhiều triển vọng nhưng vẫn có rủi ro
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu, các chuyên gia phân tích của Vietnam Report đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của thị trường bất động sản Việt Nam, đồng thời đưa ra dự báo về cơ hội và thách thức của thị trường trong thời gian tới.
VCCI tổ chức Diễn đàn Kinh tế 2020