Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ của UNCTAD

(BKTO) - Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ của Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) và cộng đồng quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước, đồng thời sẽ tiếp tục chung tay cùng cộng đồng quốc tế để bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.



Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại phiên họp toàn thể Khóa họp lần thứ 15 của UNCTAD với chủ đề “Từ bất bình đẳng và tính dễ bị tổn thương đến thịnh vượng cho tất cả mọi người” diễn ra vào ngày 06/10.
                
   

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dựKhóa họp lần thứ 15 của UNCTAD theo hình thức trực tuyến.Ảnh: BNG

   

Tại phiên họp, Tổng Thư ký UNCTAD cho rằng thế giới đang ở thời điểm quan trọng trong lịch sử của chủ nghĩa đa phương khi các nước đang phát triển phảiđối mặt với rất nhiều thách thức trên các lĩnh vực, đặc biệt là kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế. Nhiều nhà lãnh đạo nhấn mạnh thông điệp tiếp cận bình đẳng vắc xin phòng Covid-19, tăng cường phối hợp đa phương trong ứng phó với khủng hoảng khí hậu và khủng hoảng nợ.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, năm 2021 đánh dấu một chương mới của thương mại và phát triển toàn cầu. Trong đó, số hóa và đổi mới sáng tạo làm biến đổi sâu sắc cách thức các nước trao đổi và hợp tác; bất bình đẳng ngày càng gia tăng không chỉ trong nắm bắt các cơ hội của toàn cầu hóa mà còn trong khả năng phục hồisau đại dịch; các thách thức toàn cầu, nhất là biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 đã gây ra khủng hoảng y tế, kinh tế, xã hội chưa từng có tiền lệ.

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất 3 khuyến nghị quan trọng.

Thứ nhất, cần đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế nhằm kiểm soát dịch bệnh, nâng cao khả năng thích ứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế trên phạm vi toàn cầu, đồng thời củng cố những nền tảng để nâng cao khả năng tự cường trước các cú sốc toàn cầu có thể xảy ra trong tương lai.

Bộ trưởng kêu gọi cần bảo đảm tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 công bằng và sớm nhất, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chia sẻ vắc xin cũng như hợp tác về công nghệ sản xuất vắc xin.

Thứ hai, phát triển trong tương lai cần bảo đảm tính bền vững, bao trùm cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Bộ trưởng đề nghị cần tăng cường các nỗ lực quốc tế để hỗ trợ nâng cao khả năng thích ứng của những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực tiểu vùng sông Mê Công và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Thứ ba, UNCTAD cần phát huy vai trò trong việc thúc đẩy hợp tác toàn cầu về đổi mới sáng tạo và số hóa nhằm tạo ra các động lực mới cho phát triển bền vững và tăng trưởng trên nền tảng công nghệ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam đang tập trung mọi nỗ lực để kiểm soát, thích ứng an toàn với dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi kinh tế, phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện bình thường mới, trên cơ sở khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Việt Nam cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ của UNCTAD và cộng đồng quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước.
         
UNCTAD là diễn đàn liên chính phủ được thành lập vào năm 1964 nhằm mục đích hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tất cả các nước thành viên; đặc biệt hướng tới mục tiêu bảo đảm sự phát triển hài hòa về các mặt thương mại, vận tải, viện trợ, tài chính và kỹ thuật. Hiện UNCTAD bao gồm 195 thành viên, trong đó có 155 nước (trong đó có Việt Nam) là thành viên của Ủy ban Thương mại và Phát triển.

DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Tăng cường hỗ trợ kết nối cung cầu tiêu thụ hàng hóa
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 lan rộng, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là việc tiêu thụ nông sản ở thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa, đại dịch còn làm ảnh hưởng đến hoạt động cung - cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu nguồn lao động thu hoạch, chế biến và sản xuất; làm hạn chế việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương…
  • Thành phố Tuyên Quang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 1666/QĐ-TTg công nhận thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.
  • Tuyển chọn 240 điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa thông báo tuyển chọn 240 ứng viên điều dưỡng, hộ lý (khóa 10) sang làm việc tại Nhật Bản. Thời gian nhận hộ sơ từ nay cho đến ngày 30/10/2021.
  • Giải quyết thách thức nâng cao kỹ năng cho lao động Việt Nam
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong khi nhu cầu sử dụng lao động có kỹ năng ngày càng cao thì trên thực tế, số lao động chưa qua đào tạo, chưa được công nhận trình độ kỹ năng chiếm tới 73,9%. Theo các chuyên gia, để khắc phục vấn đề này, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cần phải "bắt tay" với DN để đào tạo, lấp đầy những thiếu hụt của người lao động (NLĐ).
  • Rà soát các chương trình nghị sự chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, cũng như các Hội nghị cấp cao liên quan, ngày 04/10, Hội nghị Hội đồng cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) lần thứ 24 và Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 30 đã diễn ra trực tuyến dưới sự chủ trì của Chủ tịch Brunei.
Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ của UNCTAD