Việt Nam quyết tâm hoàn thành trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO

(BKTO) - Vừa qua, trong khuôn khổ khóa họp Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) lần thứ 41 tại Paris (Pháp), Việt Nam đã lần thứ 5 trúng cử là thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về sự kiện này.



                
   

Bộ trưởng Bộ Ngoại giaoBùi Thanh Sơn.Ảnh: BNG

   

* Thưa Bộ trưởng, Việt Nam vừa trúng cử là thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025. Xin Bộ trưởng cho biết ý nghĩa của sự kiện này?

UNESCO là một trong các tổ chức chuyên môn quan trọng của Liên Hợp Quốc, có chức năng thúc đẩy hợp tác vềgiáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin - truyền thông. Nội dung hợp tác của UNESCO trong những lĩnh vực này phù hợp với chủ trương, quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước ta như: lấy con người là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển; văn hoá là nền tảng tinh thần; giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước.

Ngày 17/11 vừa qua, ngay trước thềm Hội nghị Văn hóa toàn quốc (sẽ diễn ra vào ngày 24/11), Việt Nam là một trong 27 nước trúng cử là thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 với số phiếu rất cao, đạt xấp xỉ 92%, xếp thứ 6/27 quốc gia trúng cử.

Cùng với trúng cử vào các tổ chức, thể chế đa phương có uy tín gần đây, việc lần thứ 5 Việt Nam đảm nhận vai trò Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt.

Thứ nhất, tiếp tục góp phần khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, triển khai đồng bộ và phối hợp hiệu quả giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương.

Thứ hai, việc nước ta trúng cử vào Hội đồng Chấp hành UNESCO với số phiếu rất cao khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời cho thấy cộng đồng quốc tế ủng hộ sự tham gia tích cực của Việt Nam vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, trong đó có các tổ chức của Liên Hợp Quốc.

Thứ ba, việc trở thành Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO tạo điều kiện cho Việt Nam trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thông qua các quyết định quan trọng của UNESCO, từ đó mở ra cơ hội thuận lợi cho chúng ta bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trong hợp tác vềvăn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ ở tầm toàn cầu. Đồng thời, tạo điều kiện cho Việt Nam có thểtranh thủ tri thức và các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp góp phần phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ phù hợp với xu thế chung của thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

* Xin Bộ trưởng cho biết trên cương vị Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào UNESCO như thế nào?

Với tư cách là thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực đóng góp vào các hoạt động của UNESCO, đặc biệt là trong các vấn đề quan trọng, được UNESCO và các nước thành viên quan tâm.

Cụ thể, một là, cải cách nhằm tăng cường dân chủ, minh bạch và nâng cao uy tín của UNESCO.

Hai là, xây dựng các chính sách và tìm giải pháp nhằm bảo vệ, thúc đẩy lợi ích của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.

Ba là, đóng góp vào các chương trình trọng tâm của UNESCO hiện nay như: tiêu chuẩn về đạo đức trí tuệ nhân tạo, giáo dục vì sự phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa…

Có thể nói, trong thời gian tới, Việt Nam quyết tâm hoàn thành trách nhiệm là Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO để thúc đẩy, phát huy vai trò của UNESCO vì sự tiến bộ chung của nhân loại.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO, tận dụng các ý tưởng, sáng kiến, nguồn lực của UNESCO, mở ra những “không gian phát triển mới” cho Việt Nam, quađógóp phần nâng cao đời sống tinh thần của xã hội và tạo cơ sở thuận lợi để nước ta hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra.

* Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
DIỆU THIỆN
(Nguồn: Bộ Ngoại giao)
Cùng chuyên mục
  • Báo chí góp phần nâng cao năng lực ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, việc mở cửa nền kinh tế và hội nhập với thế giới giúp kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh, nhưng nhập khẩu hàng hóa từ các nước cũng ngày càng tăng cao, tạo nên isự cạnh tranh khá quyết liệt với hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, vì những lợi ích của hội nhập, chúng ta chấp nhận và sẵn sàng cạnh tranh bình đẳng và phòng vệ thương mại chính là một trong những công cụ hữu hiệu giúp chúng ta thực hiện điều đó.
  • Thị trường thương mại điện tử phát triển ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong khi nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 thì thương mại điện tử lại có những điểm sáng và tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu, phát triển ấn tượng, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như tương lai nền kinh tế số Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới.
  • Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bộ Ngoại giao cho biết, ngày 17/11, trong khuôn khổ Khóa họp Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) lần thứ 41 tại Paris, Pháp, Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 với số phiếu 163/178, xếp thứ 6/27 quốc gia trúng cử.
  • Châu Á - Thái Bình Dương: Lao động ngành du lịch lao đao vì Covid-19
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tại châu Á - Thái Bình Dương, lao động ngành du lịch lao đao vì mất việc làm, chất lượng công việc giảm sút, sự chuyển dịch sang khu vực phi chính thức gia tăng.
  • Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt 18 tỷ USD vào năm 2025
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 15/11, Kỳ họp lần thứ 6 của Ủy ban hợp tác về kinh tế, khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Malaysia đã diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah. Tại cuộc họp, hai Bộ trưởng khẳng định sẽ phấn đấu đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt mục tiêu 18 tỷ USD vào năm 2025.
Việt Nam quyết tâm hoàn thành trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO