Xác nhận cho gần 176 nghìn người lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ

(BKT)- Đây là một trong những kết quả triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, được ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam triển khai thực hiện trong 1 tháng qua.



BHXH Việt Nam cho biết, qua 01 tháng triển khai, với tinh thần khẩn trương, quyết liệt của toàn Ngành nhằm triển khai các chính sách hỗ trợ đến với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến nay, nhiều NLĐ và NSDLĐ trong cả nước đã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và các chính sách hỗ trợ khác theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.                
   

Ngành BHXH tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh - Ảnh: BHXH Việt Nam

   
Theo đó, tính đến hết ngày 31/7/2021, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện xong việc gửi thông báo điều chỉnh mức đóng 0% vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN) cho 375 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 11,238 triệu lao động, với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm vào Quỹ BHTNLĐ, BNN (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) khoảng 4.322 tỷ đồng.

Đồng thời, Ngành đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 120 đơn vị với 9.533 lao động tạm dừng đóng Quỹ Hưu trí và tử tuất với số tiền 61,53 tỷ đồng tại 25 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Thuận, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Khánh Hòa, Lai Châu, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Sơn La, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Trà Vinh.

Song song đó, ngành BHXH đã xác nhận danh sách cho 175.804 lao động của 10.858 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách tại 55 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Trong đó: 116.160 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương; 7.959 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người; 16.764 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để vay vốn trả lương ngừng việc; 25.877 NLĐ được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động) và 9.044 NLĐ được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với NSDLĐ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Để đạt được những kết quả nêu trên, BHXH Việt Nam đã liên tục có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt trong toàn hệ thống nhằm triển khai nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Trong đó, đặc biệt nêu cao vai trò, trách nhiệm, sự chủ động của lãnh đạo, viên chức toàn Ngành trong việc hướng dẫn, hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ cũng như việc cắt giảm tối đa thời gian giải quyết hồ sơ xuống còn không quá 01 ngày làm việc… để chính sách hỗ trợ đến được với NLĐ, NSDLĐ một cách sớm nhất, hiệu quả nhất.

Việc ngành BHXH Việt Nam triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về BHXH, BHTN đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho NLĐ, giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện để phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, đẩy lùi dịch Covid-19, sớm ổn định kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân./.
Đ. KHOA

Cùng chuyên mục
  • Tối 03/8: Việt Nam ghi nhận 4.814 ca nhiễm Covid-19 mới, 3.866 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bản tin tối 03/8 của Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h đến 19h ngày 03/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.851 ca nhiễm mới, trong đó 37 ca nhập cảnh và 4.814 ca ghi nhận trong nước.
  • Sáng 03/8: Ghi nhận 3.578 ca nhiễm mới, 186 ca tử vong do Covid-19
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bản tin của Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h30 ngày 02/8 đến 6h ngày 03/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.578 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 3.563 ca ghi nhận trong nước.
  • Sớm báo cáo dữ liệu nghiên cứu về vắc xin Nanocovax để xem xét cấp phép khẩn cấp
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 2/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vắc xin phòng Covid-19 đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các nhà khoa học nhằm rà soát tiến độ, thúc đẩy quá trình thử nghiệm lâm sàng, đôn đốc báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1, 2, 3 (3a, 3b) của vắc xin Nanocovax do Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen sản xuất.
  • Thành lập Bệnh viện điều trị Covid-19 - Y Hà Nội, thiết lập nhanh các Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chiều ngày 2/8, GS,TS. Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, để chủ động chuẩn bị cho TP. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trong công tác ứng phó về điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (gọi tắt là Bệnh viện điều trị Covid-19 - Y Hà Nội), quy mô 500 giường bệnh.
  • Phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
    2 năm trước Xã hội
    Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập với quốc tế, tăng năng suất lao động để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động được xác định là giải pháp then chốt để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang phải đối diện với nhiều thách thức nan giải, từ định kiến xã hội "dốt mới đi học nghề" cho đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, mất cân đối của giáo dục đại học (ĐH)... cộng thêm tác động của đại dịch Covid-19, khiến cho các trường nghề phải tìm mọi cách để tồn tại. Những hỗ trợ cho đào tạo nghề lúc này cũng chính là vì người học - chủ thể thụ hưởng trực tiếp - để người học có hành trang kỹ năng nghề, nâng cao cơ hội việc làm sau đại dịch cũng như trong tương lai; từ đó đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Xác nhận cho gần 176 nghìn người lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ