Xây dựng nông thôn mới gặp khó tại nhiều xã ở Kon Tum

(BKTO) - Trên cơ sở các chỉ tiêu và nhiệm vụ chi tiết đã được UBND tỉnh Kon Tum giao tại Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 13/1/2025 về việc tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2025, các đơn vị, địa phương đang tập trung chỉ đạo và nỗ lực triển khai thực hiện.

kt1(1).jpg
Tăng thu nhập bình quân đầu người là một trong những tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Kon Tum. Ảnh: TS

Nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới từ 60 xã trở lên

Nhằm đạt mục tiêu nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh từ 60 xã trở lên vào cuối năm 2025, UBND tỉnh Kon Tum đã lựa chọn 8 xã và tiếp tục chỉ đạo 4 xã thuộc mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021-2024 nhưng chưa hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để phấn đấu thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới.

Để đạt mục tiêu đề ra, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, trong đó tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt và tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí còn lại.

Theo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 đã được Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn ký ban hành, thông qua Kiểm toán nhà nước khu vực XII, Kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại tỉnh Kon Tum.

Kiểm toán nhà nước

Năm 2025 là năm cuối thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025. Do đó, để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2025 nói riêng và giai đoạn 2021-2025 nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Kon Tum.

Cụ thể, 8 xã được lựa chọn để phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới trong năm nay gồm: Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei); Pô Kô (huyện Đăk Tô); Ngọc Lây, Đăk Rơ Ông (huyện Tu Mơ Rông); Ya Xiêr (huyện Sa Thầy), Hiếu (huyện Kon Plông); Đăk Pne, Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy) và 4 xã đang thực hiện gồm: Ngọc Tụ, Văn Lem, Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) và Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) thuộc mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021-2024 nhưng chưa hoàn thành tiếp tục thực hiện.

Tại xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông) - một trong 8 xã mới được lựa chọn xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2025, đến thời điểm này đã đạt được 13 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, trong số các tiêu chí xã chưa đạt vẫn còn 2 tiêu chí khó là thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo. Với 2 tiêu chí này, xã đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 10-13%/năm và đến cuối năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt từ 42 triệu đồng.

Ông Nguyễn Minh Bình - Chủ tịch UBND xã Ngọc Lây chia sẻ, để hoàn thành các tiêu chí và về đích nông thôn mới đúng hẹn, xã tiếp tục phát huy hiệu quả các nguồn lực được hỗ trợ, đồng thời vận động nhân dân mạnh dạn vay vốn để phục vụ sản xuất.

Đặc biệt, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng như mì cao sản, sơn tra, cây ăn quả có múi và một số cây dược liệu; kết hợp trồng dược liệu dưới tán rừng, trồng rừng để phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo nhanh và bền vững.

kt2(1).jpg
Kon Tum đặt mục tiêu nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh từ 60 xã trở lên vào cuối năm 2025. Ảnh: TS

Tiến độ chậm do nhiều khó khăn

Dù tỉnh Kon Tum đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao số xã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng thực tế cho thấy, tiến độ thực hiện của một số địa phương còn chậm.

Chẳng hạn trong giai đoạn 2021-2024, huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao. Cá biệt như ở huyện Tu Mơ Rông được giao đến năm 2025 phải có ít nhất 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng đến nay chưa có xã nào đạt, do nhiều xã mới đạt từ 11-17 tiêu chí, thiếu từ 2 đến 8 tiêu chí so với tiêu chuẩn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình về đích nông thôn mới của các xã nói riêng và mục tiêu phấn đấu của toàn tỉnh Kon Tum nói chung.

Theo chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Phạm Xuân Quang, ngoài việc khó đạt được 1-2 tiêu chí khó thực hiện, thách thức mà việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới gặp phải còn do nguồn lực xây dựng nông thôn mới của tỉnh chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của Trung ương và lồng ghép từ các chương trình, dự án khác đang đầu tư trên địa bàn.

Thế nhưng, hằng năm, Trung ương phân bổ trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh còn thấp (năm 2025 là 114.887 triệu đồng), trong khi đó, nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế.

Hơn nữa, khó khăn không chỉ do nguồn lực phân bổ thấp, ngân sách địa phương còn hạn chế mà việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cũng rất khó khăn. Đơn cử, tại huyện Tu Mơ Rông, chủ yếu chỉ có các doanh nghiêp nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người thấp nên chưa có nhiều điều kiện để cùng tham gia đóng góp vào xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn mới./.

Cùng chuyên mục
  • Triệu niềm vui từ “Mùa Vàng Thắng Lớn” 2024 của Phân Bón Cà Mau
    15 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Là chương trình khuyến mãi lớn của Phân Bón Cà Mau, Mùa Vàng Thắng Lớn 2024 đã tìm ra chủ nhân của toàn bộ 401.080 giải thưởng. Với tổng giá trị chương trình trên 21 tỷ đồng, trong suốt một năm vừa qua, Mùa Vàng Thắng Lớn 2024 được bà con nhớ đến như một hành trình lan tỏa niềm vui, mang niềm tin về những vụ mùa đại thắng đến khắp mọi miền.
  • Tuần lễ Văn hóa Agribank năm 2025: Lan tỏa giá trị, kết nối sức mạnh, vững bước tương lai
    15 ngày trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Nhân kỷ niệm 37 năm thành lập (26/3/1988-26/3/2025), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã tổ chức Tuần lễ Văn hóa Agribank năm 2025 - chuỗi hoạt động khơi dậy và lan tỏa "ngọn lửa" đoàn kết, đổi mới, tạo nên niềm tin và khí thế mới để tăng tốc, bứt phá phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2025 và những năm tiếp theo; cùng ngành Ngân hàng, cùng Đất nước vững tin bước vào kỷ nguyên mới.
  • Nam Định: Quyết tâm tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10,5% trở lên
    15 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Với hầu hết các chỉ tiêu kinh tế có mức tăng trưởng tích cực trong 2 tháng đầu năm 2025, tỉnh Nam Định tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và đảm bảo phát triển bền vững, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 10,5% trở lên trong năm 2025.
  • ADB thu xếp khoản vay 150 triệu USD dành cho Vinschool
    15 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã thu xếp và ký kết khoản vay liên kết bền vững (SLL) trị giá 150 triệu USD với Công ty Cổ phần Vinschool để phát triển hệ thống trường Vinschool, cung cấp cơ sở vật chất giáo dục cho 20.400 học sinh tại các khu vực đô thị ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hưng Yên.
  • Đà Nẵng: Đầu tư 140 tỷ đồng thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ
    15 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Từ năm 2021 đến nay, TP. Đà Nẵng triển khai thực hiện trên 100 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp với tổng kinh phí đầu tư 140 tỷ đồng.
Xây dựng nông thôn mới gặp khó tại nhiều xã ở Kon Tum