Xóm núi nghèo tan hoang sau bão lũ

(BKTO) - Hàng trăm người dân tại xóm núi nghèo xóm Rài (xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) - nơi tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường phải rời bỏ bản làng, ngôi nhà gắn bó bao thế hệ và rời bỏ cả ruộng nương để tạm di dời khẩn cấp, sau những hoàn lưu của cơn bão số 3 để lại.

_dsc5466.jpg
Cơn bão số 3 đi qua kéo theo nhà cửa, ruộng nương tại xóm nghèo sụp đổ. Trong ảnh là một ngôi nhà tại xóm Rài bị sạt lở vùi lấp

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình trạng trên có nguy cơ đã đe dọa an toàn, ảnh hưởng đến 111 hộ tại xóm Rài (xóm có 24 hộ nghèo, 17 hộ cận nghèo), trong đó phạm vi khu vực ảnh nghiêm trọng là khoảng 60 hộ với gần 300 nhân khẩu; đến thời điểm hiện tại các điểm nứt, sụt lún vẫn đang tiếp tục phát triển rộng thêm.

Sau khi xảy ra sự việc, tỉnh Hòa Bình và chính quyền địa phương huyện Lạc Sơn cùng các ngành chức năng đã khẩn trương vào cuộc, đồng thời đang tích cực triển khai các biện pháp để ổn định cuộc sống cho người dân...

Dưới đây là những hình ảnh không khỏi xót xa tại xóm núi nghèo được phóng viên Báo Kiểm toán ghi lại.

_dsc5405.jpg
Sau hoàn lưu cơn bão số 03 trên địa bàn xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, có nhiều đợt mưa lớn kéo dài làm xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún kéo dài
lo.jpg
Những vết nứt bắt đầu xuất hiện khi hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn nhiều ngày. Ban đầu chỉ vài chục mét nhưng đã mở rộng thành gần 600m, với bề rộng gần 50cm và chiều sâu khoảng 2m và tiếp tục có diễn biến phức tạp
_dsc5251.jpg
Ngay khi nắm bắt tình hình bão lũ, lực lượng chức năng tại huyện Lạc Sơn thường xuyên kiểm tra, bám sát địa bàn để kịp thời có phương án đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân. Theo ông Bùi Văn Phụng - Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Sơn (áo xanh, đi đầu), các địa phương trong huyện, đặc biệt là xã Tuân Đạo phải tăng cường kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan
_dsc5401.jpg
Xóm Rài, nơi xảy ra tình trạng này, cách trung tâm huyện Lạc Sơn hơn 20km, chủ yếu là đồng bào Mường với đời sống còn nhiều khó khăn
_dsc5469.jpg
Những vết nứt dọc ngang xé toạc ngôi nhà trước sự xót xa của chủ nhà... 
_dsc5467.jpg
Ngôi nhà mới khang trang, mới khánh thành tháng trước của một hộ dân, nay chỉ chờ đổ sụp. Cả gia đình đã được di dời khẩn cấp đến nơi an toàn... 
_dsc5394.jpg
Những vết sụt lún khổng lồ như những lưỡi dao "ngoạm" sâu vào trong lòng đất, bổ dọc ngang, chia cắt quả đồi
_dsc5383.jpg
Khu vực sạt lở là đất rừng sản xuất, nằm cách khu dân cư chưa đầy 100 mét và có hơn 500 người dân sinh sống...
_dsc5346.jpg
Những quả đối, phía sau lưng xóm Rài loang lổ các vết nứt, trồi sụt, sẵn sàng đổ sập xuống bản làng bất cứ lúc nào...
_dsc5197(1).jpg
Một góc khu vực sạt lở, nhìn từ khu vực dân cư... 
_dsc5200.jpg
Trước tình hình này, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Lạc Sơn đã phối hợp với các lực lượng chức năng di dời khẩn cấp 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu đến nơi an toàn...
_dsc5305.jpg
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Lạc Sơn đã chỉ đạo UBND xã bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để ứng phó với mọi tình huống
_dsc5256.jpg
Những vết sạt lở cũ còn đó, trong khi nhiều vết nứt, sụt lún mới tiếp tục phát triển nhanh...
_dsc5283.jpg
Nhiều vết nứt, sụt lún dài từ 10 đến 15 m sâu từ 2 đến 3m và nhiều vết nứt, sụt lún kéo dài từ 3 đến 7m, sâu khoảng 1m, ngoài ra còn nhiều vết nứt nhỏ, phạm vi ảnh hưởng khoảng 7ha). 
l2.jpg
Nhiều vết nứt lớn, kéo dài tiếp tục xuất hiện tại khu vực này. Các vị trí có vết nứt lớn được đánh dấu bằng cờ đỏ, cho thấy nguy cơ cao về sạt lở.
_dsc5289.jpg
Việc di chuyển vào khu vực sạt lở để nắm bắt tình hình của lực lượng chức năng vô cùng khó khăn 
_dsc5238.jpg
Toàn bộ khu vực sạt lở phần lớn là diện tích rừng sản xuất...
_dsc5478.jpg
Bên cạnh đó, một ngôi nhà khác cũng sắp bị "nuốt chửng" bởi thiên tai... 
_dsc5132.jpg
Người dân ngoài khu vực ảnh hưởng đang nỗ lực khắc phục hậu quả của sạt lở, khi bùn đất còn ngổn ngang trên tuyến đường chính dẫn vào các xóm
_dsc5442.jpg
Khẩn cấp di dời khỏi vùng nguy hiểm, một số người dân lựa chọn ở nhờ nhà người thân và dựng tạm lều lán để cư trú...
_dsc5497.jpg
Phần lớn người dân lựa chọn di dời đến nhà văn hóa xóm... 
_dsc5493.jpg
Người dân cho biết, sau khi di dời khẩn cấp về nhà văn hóa xóm và các khu vực an toàn khác, chính quyền, các ngành chức năng của huyện, xã rất quan tâm, đảm bảo cho cuộc sống của người dân. Dù đã nỗ lực, song do do nguồn lực hạn chế, nên huyện gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định đời sống lâu dài cho người dân. Do đó, mới đây UBND huyện Lạc Sơn đã đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân tại xóm Rài, xã Tuân Đạo
_dsc5481.jpg
Cơ quan chức năng cắm biển cảnh báo sạt lở trước khu vực xóm Rài để cảnh báo người dân khi qua đây

Cùng chuyên mục
Xóm núi nghèo tan hoang sau bão lũ