Các diễn giả tham gia thảo luận tại hội thảo |
Do vậy, việc đổi mới công nghệ trong ngành tài chính không còn là điều mới lạ, các DN đầu tư và đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, báo cáo của ACCA cũng cho thấy, một bộ phận không nhỏ DN vẫn còn chần chừ, cân nhắc khi muốn đầu tư vào công nghệ.
Theo PGS. Mathews Nkhoma- Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của internet cũng như tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số đang gia tăng khiến châu Á, đặc biệt là Việt Nam dễ bị tấn công trên mạng. Theo báo cáo về rủi ro không gian mạng ở châu Á- Thái Bình Dương do Marsh & McLennan thực hiện vào năm 2017, các công ty châu Á chậm hơn 1,7 lần so với trung bình toàn cầu về phát hiện ra vi phạm và 78% người dùng internet ở châu Á không được giáo dục về an ninh mạng. Việt Nam đang nằm trong nhóm 10 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất từ năm 2015 đến 2017. Riêng năm 2017, Việt Nam đã mất 542,8 triệu USD từ các cuộc tấn công mạng- PGS. Mathews Nkhoma nhấn mạnh.
Ông Narayanan Vaidyanathan- Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Chuyên môn, ACCA toàn cầu cho biết: công nghệ blockchain cho phép những người sử dụng phát triển các ứng dụng và vận hành các hệ thống kinh tế phi tập trung theo cách mà trước đây chưa bao giờ nghĩ đến là có thể xảy ra, nhưng công nghệ vẫn còn ở giai đoạn rất mới mẻ. Thách thức lớn nhất là tạo ra sự cân bằng, cụ thể: chúng ta cần phải tạo ra một môi trường hỗ trợ cho đổi mới công nghệ và không cản trở đối mới công nghệ, nhưng đồng thời cũng phải khuyến khích tạo công ăn việc làm và cân nhắc đến các mối đe dọa cho các công dân, các nhà đầu tư hoặc những người tiêu dùng không có kinh nghiệm. Ngoài ra, chúng ta cũng phải đặc biệt lưu ý đến các mối đe dọa đối với bình ổn tài chính. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và các đồng tiền khi đã mã hóa sẽ không biết đến bất kỳ biên giới quốc gia nào.
Thảo luận tại Hội thảo, các diễn giả đều thống nhất: cần có phương thức cân bằng để hiểu các hàm ý kinh tế của những đổi mới công nghệ và những rủi ro, lợi ích mà chúng đem lại. Để làm được điều này, việc đầu tư, trang bị các kỹ năng về tài chính và IT cho nhân sự của các công ty và các trường đại học phải được tập trung hàng đầu. Tiếp đến là việc đào tạo các kỹ năng để nắm bắt được các ứng dụng công nghệ trong các ngành nghề. Chỉ khi các DN, chuyên gia tài chính, kế toán, kiểm thích ứng với môi trường kịnh doanh phát triển nhanh chóng và duy trì hiểu biết, cập nhật công nghệ mới thì họ mới có thể hướng dẫn, định hướng cho các khách hàng và các tổ chức đang tìm nguồn đầu tư.
Với tư cách là Hiệp hội dành cho các chuyên gia tài chính, kế toán, kiểm toán, quản trị, bà Nguyễn Thụy Minh Châu- Giám đốc ACCA khu vực Mekong- chia sẻ quan điểm của ACCA là chủ động tham gia vào những khuynh hướng công nghệ và kinh doanh chủ yếu hình thành nên thế giới trong tương lai. ACCA cam kết sẽ trang bị năng lực công nghệ số cho các học viên và hội viên thông qua các chương trình đào tạo và cập nhật kiến thức về ứng dụng công nghệ trong ngành nghề tài chính, kế toán, kiểm toán và quản trị. Trong năm 2019, công nghệ và chuyển đổi kỹ thuật số sẽ là chủ đề xuyên suốt cho các sự kiện thảo luận chuyên sâu, nâng cao năng lực và cập nhật kiến thức do ACCA tổ chức.
THÙY LÊ