6 tháng đầu năm, doanh thu du lịch tiếp tục giảm mạnh, chỉ đạt 4,5 nghìn tỷ đồng

(BKTO) - Do Việt Nam và nhiều quốc gia tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên 6 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam và doanh thu dịch vụ lữ hành tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.



                
   

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: N.LỘC

   

Đây là thông tin được Tổng cục Du lịch (Bộ VH,TT&DL) cho biết về tình hình du lịch 6 tháng đầu năm. Dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch cho biết, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.

Xét trong quý II/2021, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 40,1 nghìn lượt người, giảm 30,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đạt 88,2 nghìn lượt người, giảm 97,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ tất cả các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc đạt gần 36,7 nghìn lượt người, giảm 96% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc giảm 97,8%; Nhật Bản giảm 97,6%...
                
   

Du khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm 96% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: N.LỘC

   

Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, giảm 51,8% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế để khống chế dịch Covid-19, đồng thời một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên du lịch nội địa kém sôi động.

Một số địa phương có doanh thu du lịch giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như: Bắc Ninh giảm 61,8%; TP. Hồ Chí Minh giảm 53,6%; Hải Phòng giảm 46,5%; Hà Nội giảm 44,3%; Đà Nẵng giảm 43,5%; Quảng Ninh giảm 36,6%; Cần Thơ giảm 20,3%.

Theo Tổng cục Du lịch, trong thời gian từ nay đến hết năm 2021, ngành du lịch thế giới cũng như trong nước được dự báo là tiếp tục gặp khó khăn, khi dịch bệnh vẫn phức tạp và lượng vắc xin hiện tại chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu của số đông người dân.

Cơ quan này cũng cho biết, khi mà các quốc gia, các điểm đến ở Việt Nam và trên thế giới đang hạn chế việc đi lại cũng như hạn chế đón khách du lịch quốc tế nhập cảnh vì Covid-19, việc tập trung khắc phục các thiệt hại về vật chất cũng như nâng cao về chất lượng chuyên môn người làm du lịch rất cần được quan tâm. Cùng với đó là định hình lại chính sách phát triển du lịch; đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh du lịch trong thời gian tới, đặc biệt là với các DN du lịch”.
NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Xác định trọng điểm phát triển du lịch Việt Nam để đầu tư
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) – Trong bối cảnh ngành du lịch đang chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, thách thức đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển của ngành, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các DN cần phải mạnh mẽ cơ cấu lại thị trường, sản phẩm du lịch cũng như xác định đúng trọng tâm, trọng điểm để đầu tư, khôi phục và phát triển ngành du lịch sau đại dịch.
  • Sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong Công an nhân dân
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 01/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn - Thứ trưởng Bộ Công an có buổi làm việc với 2 đơn vị trực thuộc Bộ: Viện Khoa học và Công nghệ và Cục Công nghiệp an ninh, nhằm rà soát nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 của 2 đơn vị.
  • Những lưu ý khi doanh nghiệp cắt giảm chi phí trong giai đoạn khủng hoảng
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong thời điểm khó khăn, cắt giảm chi phí là việc thường thấy của DN nhằm duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản cắt giảm này đều mang lại hiệu quả. Vì vậy, các quyết định cần được phân tích một cách toàn diện nhằm đảm bảo cho những chiến lược ngắn hạn cân bằng với giá trị dài hạn.
  • 6 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 24 tỷ USD
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản (NLTS) 6 tháng năm 2021 đạt trên 24,23 tỷ USD, thặng dư thương mại 3,14 tỷ USD; tốc độ tăng giá trị sản ước đạt 3,84%, trong đó nông nghiệp (gồm trồng trọt và chăn nuôi) tăng 3,71%, lâm nghiệp tăng 3,98%, thủy sản tăng 4,25%.
  • Infographic - CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng thấp nhất trong 6 năm qua
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
6 tháng đầu năm, doanh thu du lịch tiếp tục giảm mạnh, chỉ đạt 4,5 nghìn tỷ đồng