ACCA đề xuất bài học kinh nghiệm để quản lý khủng hoảng từ đại dịch Covid-19

(BKTO) - Theo ACCA, bài học đó dựa trên cơ sở quy tắc “3 chữ A”, đó là: Act (Hành động) để phản ứng lại một cách bền vững và tập trung vào nhân viên cũng như các bên liên quan; Analyse (Phân tích) các nguồn thông tin khác nhau để bảo vệ tổ chức của mình và Anticipate (Dự tính) các tác động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và xu hướng trong tương lai.




Bài học này được ACCA đề xuất sau khi thực hiện một nghiên cứu trên toàn cầu về mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 với hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các DN vào cuối tháng 3 vừa qua. Hơn 10.000 chuyên gia tài chính trên toàn cầu đã tham gia cuộc khảo sát, trong đó có 1.513 từ ASEAN và gần 300 từ Việt Nam. Ở Việt Nam, khảo sát được ACCA phối hợp với Câu lạc bộ Giám đốc tài chính Việt Nam (CFO Việt Nam) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) thực hiện.

Theo kết quả nghiên cứu trên, các tổ chức có quy mô lớn hay nhỏ, khu vực công hay tư đều quan ngại về tác động của Covid-19 đối với người lao động, năng suất và dòng tiền, trong đó, tác động nặng nề nhất là dòng tiền ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của DN. 80% lãnh đạo DN cho biết DN của họ sẽ giảm đáng kể doanh thu và lợi nhuận hằng năm, có 21% tổ chức đã ngừng tuyển dụng nhân viên.

Cụ thể: 57% đối tượng được khảo sát trên toàn cầu, 54% ở khu vực ASEAN, 53% tại Việt Nam cho biết năng suất làm việc của nhân viên bị ảnh hưởng tiêu cực. 37% (toàn cầu), 44% (ASEAN), 47% (Việt Nam) cho biết gặp khó khăn về dòng tiền. 29% (toàn cầu), 38% (ASEAN), 52% (Việt Nam) cho biết khách hàng dừng hoặc giảm mua vì họ ở khu vực chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 24% (toàn cầu), 28% (ASEAN), 26% (Việt Nam) cho biết họ phải trì hoãn ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới.

24% (toàn cầu), 30% (ASEAN), 41% (Việt Nam) cho biết khách hàng dừng hoặc giảm mua vì chuỗi cung ứng của họ bị gián đoạn. 53% (toàn cầu), 64% (ASEAN), 71% (Việt Nam) các DN có thể đưa ra dự báo tài chính tương lai trong điều kiện khó đoán diễn biến do quy mô lan nhanh và thời gian bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các DN phải thực hiện giãn cách xã hội theo quy định của Chính phủ.

Đối với khối dịch vụ kiểm toán độc lập, kết quả khảo sát cho thấy thách thức lồng ghép với cơ hội kinh doanh. Theo đó, 40-50% đối tượng được khảo sát trên toàn cầu, 58-77% ở khu vực ASEAN cho biết họ không đáp ứng được thời hạn báo cáo và chịu áp lực hoàn thành dịch vụ khách hàng trong thời gian cao điểm do vấn đề di chuyển của nhân viên tương ứng; 30% (toàn cầu), 44% (ASEAN) cho biết rủi ro kiểm toán gia tăng liên quan đến định giá tài sản, tính đầy đủ của nợ phải trả và các vấn đề liên quan.

Bên cạnh đó, 15-30% trên toàn cầu và ASEAN cho biết có thêm cơ hội cung cấp các dịch vụ chuyển đổi công nghệ số, quản lý chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng phát triển liên tục của DN cũng như tuân thủ và tư vấn thuế.

Cùng với đó, nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp đã và đang được cân nhắc triển khai nhằm giảm thiểu thiệt hại cho DN. Đó là, cho nhân viên làm việc linh hoạt (có thể làm ở nhà), điều chỉnh chế độ đãi ngộ và mô hình làm việc, thiết lập chuỗi cung ứng tại các khu vực ít chịu ảnh hưởng bởi dịch, đàm phán nợ vay với các ngân hàng và bên cho vay và thực hiện chiến lược cắt giảm chi phí hoạt động.

THÙY ANH

Cùng chuyên mục
  • Đánh giá kỹ tác động, hiệu quả của việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, sáng 28/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN). Qua thảo luận, UBTVQH nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc tiếp tục ban hành Nghị quyết của Quốc hội cho phép kéo dài thời gian miễn, giảm thuế SDĐNN trong 5 năm tiếp theo và trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 9 tới.
  • Vì sao chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh mẽ bất chấp kinh tế đang suy thoái?
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Thất nghiệp tại Mỹ đang gia tăng với tốc độ kỷ lục. Số lượng DN phá sản ngày càng tăng. Đầu tư và thương mại toàn cầu đang sụp đổ. Nhưng điều gì làm thị trường chứng khoán nước này vẫn hồi phục tích cực bất chấp sự suy thoái của nền kinh tế?
  • Bế mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 28/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 44 sau 6 ngày làm việc tập trung, trách nhiệm, hiệu quả.
  • Trình Quốc hội xem xét phê chuẩn 2 Hiệp định với Liên minh Châu Âu
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 28/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA); Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA).
  • Cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Cho rằng hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 còn chưa đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần nhắc kỹ, rà soát lại dự thảo Nghị quyết, xem xét sửa theo hai phương án. Một là, sửa Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 1/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng và có Nghị quyết riêng về chính quyền đô thị. Hai là, có một Nghị quyết tổng thể cho TP Đà Nẵng.
ACCA đề xuất bài học kinh nghiệm để quản lý khủng hoảng từ đại dịch Covid-19