Afghanistan: Nhiều thách thức khi thực hiện kiểm toán môi trường

(BKTO) - Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG) gồm 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu đã được công nhận trên phạm vi toàn cầu với 193 quốc gia đã cam kết thực hiện sáng kiến này, trong đó Chính phủ Afghanistan là một thành viên. Chính sách của Chính phủ Afghanistan là điều chỉnh các mục tiêu và chỉ số của SDG sao cho phù hợp với chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, đến nay, kiểm toán môi trường vẫn còn khá mới mẻ và lạ lẫm đối với các kiểm toán viên nhà nước Afghanistan.



Môi trường bị hủy hoạido trồng trọt và chăn nuôi

Rừng và vùng đầm lầy của Afghanistan đã bị hủy hoại do trồng trọt và chăn nuôi suốt hàng thế kỷ qua. Trong vài thập niên gần đây, những vấn đề đáng báo động về môi trường ở Afghanistan đã được cảnh báo khi nước này nhận thấy chất lượng môi trường có vai trò quan trọng với sự thịnh vượng về kinh tế. Nguyên nhân được chỉ ra là do hệ quả của sự bùng nổ dân số, trong khi có tới 80% dân số Afghanistan sống phụ thuộc vào trồng trọt và chăn nuôi. Vì thế, ở Afghanistan, quan ngại về bảo vệ môi trường cũng sâu sắc như quan ngại về kinh tế.

Nhận thức rõ tác động của những vấn đề môi trường, Khoản 15 Hiến pháp Afghanistan quy định: “Nhà nước phải có những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện rừng cũng như môi trường sống”. Theo đó, Chính phủ Afghanistan đã phát triển một đạo luật cụ thể về các vấn đề môi trường. Đồng thời, Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia Afghanistan cũng xây dựng bộ Quy định và Chiến lược môi trường.

Trong quá trình quốc hữu hóa, Afghanistan đã chia 17 mục tiêu SDG cho 8 khu vực kinh tế - xã hội tương ứng với kế hoạch và chính sách của các Bộ, ban, ngành liên quan nhằm đơn giản hóa việc lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ. Hội đồng Bộ trưởng cấp cao của Afghanistan giám sát quá trình quốc hữu hóa, đảm bảo rằng các mục tiêu, chỉ số của SDG đã được đưa vào trong quá trình xây dựng chiến lược và chính sách của các cơ quan được Nhà nước cấp ngân sách.

Cột mốc năm 2030 ngày càng tới gần, các quốc gia đều thừa nhận kế hoạch quốc gia và vai trò của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) là rất quan trọng. Các SAI có thể đóng góp lớn cho việc thực thi các SDG, đặc biệt là nhờ vào quá trình theo dõi và đánh giá việc thực hiện các SDG. Việc kiểm toán và trình kết quả cho cơ quan lập pháp và Chính phủ sẽ giúp lấp đầy những khoảng trống và vượt qua những thách thức đối với các chỉ số của SDG. Tất nhiên, vai trò của các SAI sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận của Chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến SDG.

Hiện nay, không có bất cứ chỉ thị nào để Tổ chức Kiểm toán Nhà nước (SAO) Afghanistan thực hiện các chủ đề kiểm toán môi trường nhưng trong bản sửa đổi luật của SAO Afghanistan mới nhất đang chờ phê duyệt, kiểm toán môi trường đã được định nghĩa rõ ràng trong Luật Kiểm toán. Các vấn đề và thách thức về môi trường là một mối quan ngại lớn của Chính phủ cũng như xã hội, do đó, SAO Afghanistan sẽ đưa kiểm toán môi trường cho Ban Kiểm toán hoạt động quản lý và thực hiện.

Cần nguồn nhân lựcvà hành lang pháp lý

Liên quan đến kiểm toán môi trường, Ban Kiểm toán hoạt động của SAO Afghanistan đã thực hiện một cuộc kiểm toán hoạt động đánh giá hiệu năng lồng ghép với kiểm toán môi trường về các hoạt động quản lý chất thải và hoạt động của tỉnh Kabul vào năm 2015.

Theo chia sẻ của SAO Afghanistan, những thách thức chính trong việc cải thiện kiểm toán môi trường hướng tới phát triển bền vững là sự “mới mẻ, lạ lẫm” đối với các kiểm toán viên. Dù rằng các cán bộ nhân viên đã được đào tạo trong và ngoài nước cả về kiểm toán hoạt động lẫn kiểm toán môi trường nhưng họ vẫn cần được tiếp tục phát triển năng lực làm việc. Bên cạnh việc kiểm toán viên còn thiếu kinh nghiệm, SAO Afghanistan còn thiếu các chuyên gia môi trường có thể tham gia vào việc kiểm toán môi trường. Thách thức nữa là sự phối hợp giữa Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia với SAO còn lỏng lẻo. Hơn thế, hiện Afghanistan vẫn chưa có chỉ thị nào về kiểm toán môi trường.

Tuy nhiên, gần đây, các SDG về môi trường đang được lồng ghép và đồng bộ với các chính sách, chiến lược và ngân sách của Afghanistan. Công cuộc quốc hữu hóa các SDG về môi trường, công thức kiểm soát, cơ chế giám sát và xây dựng một chiến lược truyền thông đã có những tiến bộ nhất định nhằm đạt được những bước tiến trong việc thực thi các SDG về môi trường trong tương lai.

Các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc là toàn diện và liên quan đến nhiều lĩnh vực kỹ thuật và phi kỹ thuật khác nhau. Tại Afghanistan, SAO chủ yếu tập trung vào kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ. Do đó, việc phát triển kiểm toán các mục tiêu SDG sẽ giúp SAO Afghanistan thực hiện kiểm toán hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau và quen dần với các kỹ thuật kiểm toán mới. Hơn nữa, việc cung cấp các báo cáo kiểm toán môi trường cho cộng đồng và báo chí truyền thông sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và củng cố vị thế của SAO Afghanistan.

PHÚC KHANG
Theo Báo Kiểm toán số 03 ra ngày 17-01-2019
Cùng chuyên mục
  • Thổ Nhĩ Kỳ:  NWTF thiếu minh bạch trong sử dụng công quỹ quản lý động vật hoang dã
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tòa Kiểm toán Thổ Nhĩ Kỳ (TCA) vừa qua đã công bố những phát hiện từ cuộc kiểm toán đặc biệt đối với nguồn động vật hoang dã và hoạt động của Cơ quan Quản lý động vật hoang dã (NWTF) nước này trong giai đoạn tài chính 2015-2017. Theo đó, TCA đã chỉ ra 11 phát hiện liên quan đến sai phạm trong sử dụng tài chính công, đồng thời đưa ra một loạt các khuyến nghị cho Ban Lãnh đạo NWTF nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Tổ chức.
  • Hoa Kỳ: Sở Giáo dục New York tắc trách trong quản lý các trang thiết bị
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tháng 12 vừa qua, KTNN bang New York (Hoa Kỳ) đã công bố kết quả cuộc kiểm toán công tác mua sắm các trang, thiết bị của Sở Giáo dục New York (DOE) có trị giá gần 200 triệu USD. Báo cáo kiểm toán tiết lộ nhiều sai phạm trong các hợp đồng giao dịch cũng như công tác quản lý tài sản, từ đó đưa ra khuyến nghị kiểm toán cần thiết.
  • Nam Phi: Thất thoát, sai phạm tài chính nghiêm trọng tại nhiều doanh nghiệp nhà nước
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Theo Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước Nam Phi Kimi Makwetu, 296 tỷ Rand (20,3 tỷ USD) là con số đáng lo ngại về các khoản chi tiêu sai phạm, lãng phí và không hiệu quả tại các cơ quan của Chính phủ, chính quyền địa phương và DNNN trong 5 năm qua.
  • Malaysia: Báo cáo kiểm toán Quỹ Đầu tư nhà nước bị chỉnh sửa nhiều lần
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Ủy ban Tài khoản công (PAC) Malaysia mới đây tuyên bố rằng, Báo cáo kiểm toán Quỹ Đầu tư nhà nước 1MDB đã bị can thiệp, một số thông tin quan trọng bị sửa đổi. Tổng Kiểm toán Nhà nước Malaysia đương nhiệm cũng đã chính thức xác nhận và lên tiếng về cáo buộc đối với sai phạm của người tiền nhiệm.
  • Kiểm toán Nhà nước Myanmar:  Nỗ lực kiểm toán vì sự phát triển bền vững
    5 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Hiện nay, các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) đang đảm đương một vị trí quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc (LHQ), đặc biệt là góp phần vào công tác giám sát và khung trách nhiệm giải trình trong thực hiện SDG, đồng thời chỉ ra các thiếu sót của Chính phủ, đề xuất các biện pháp phòng tránh những sai sót đã gặp phải. Mỗi nhà nước đều có một kế hoạch phát triển bền vững (SDP) khác nhau và các tổ chức liên quan đều nỗ lực hoàn thành trách nhiệm góp phần vào việc thực hiện kế hoạch. KTNN Myanmar là một trong những SAI tiêu biểu cho những nỗ lực thực hiện SDP thông qua công tác kiểm toán và triển khai các nhiệm vụ được quy định trong Luật KTNN Liên bang.
Afghanistan: Nhiều thách thức khi thực hiện kiểm toán môi trường