kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường - Cơ hội và những vấn đề đặt ra
(BKTO) - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành vấn nạn toàn cầu, Liên hợp quốc vừa thông qua Nghị quyết 79/231, trong đó công nhận vai trò quan trọng của các cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) đối với sự phát triển bền vững (PTBV) của môi trường. Động thái này không chỉ nâng tầm vị thế của các SAI trên thế giới, trong đó có Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam và đề cao giá trị của hoạt động kiểm toán môi trường (KTMT) mà còn đặt ra trọng trách nặng nề hơn đối với các SAI...
  • (BKTO) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa, yêu cầu bảo vệ môi trường được đặt ra ngày càng cao nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Không nằm ngoài xu thế đó, Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) không ngừng đẩy mạnh việc chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp kiểm toán giữa các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thông qua các Diễn đàn của INTOSAI, tạo điều kiện cho việc học hỏi lẫn nhau, cùng tăng cường khả năng ứng phó trước những thách thức toàn cầu nói chung và thách thức về môi trường nói riêng.
  • (BKTO) - Thế giới đã và đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, buộc tất cả các nước phải hành động mạnh mẽ để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Chung sức cùng cộng đồng, Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã đẩy mạnh kiểm toán môi trường (KTMT) để giám sát, đánh giá và nâng cao hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường. Không nằm ngoài xu thế này, Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, củng cố năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò của KTMT.
  • (BKTO) - Theo chia sẻ của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI), các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thành viên đều đang đẩy mạnh hoạt động kiểm toán môi trường nhằm chung tay bảo vệ môi trường, hướng đến các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong quản trị công.