Australia: Các trường đại học cần đa dạng hóa nguồn sinh viên nước ngoài

(BKTO) - Vừa qua, Tổng Kiểm toán bang New South Wales (Australia) Margaret Crawford đã công bố một báo cáo và cho biết, hơn một nửa số sinh viên quốc tế đang theo học tại các trường đại học công tại bang là sinh viên Trung Quốc, bất chấp thời kỳ đóng cửa biên giới do đại dịch Covid-19.



                
   

Sinh viên Trung Quốc đông áp đảo tại nhiều trường. Ảnh: oyaop

   

Báo cáo cho biết, có tới 7/10 trường đại học tại bang có số lượng sinh viên Trung Quốc đông áp đảo, đóng vai trò là nguồn thu hàng đầu về sinh viên nước ngoài. Sinh viên Trung Quốc chiếm 50,5% tổng số sinh viên quốc tế ở bang NSW trong năm 2021, tăng gần 6% so với năm 2020, với gần 2.300 sinh viên mới đăng ký nhập học từ Trung Quốc, trong khi số lượng sinh viên từ các nước khác lại giảm.

Nhờ số lượng sinh viên Trung Quốc tăng mạnh, doanh thu của Đại học Sydney tăng 35% lên 830 triệu USD, trong khi doanh thu của Đại học NSW đã tăng 12% lên khoảng 399 triệu USD trong năm 2021. Các trường đại học khác cũng phụ thuộc vào sinh viên Trung Quốc bao gồm Đại học Công nghệ Sydney, Đại học Newcastle…

Tổng Kiểm toán bang New South Wales cảnh báo rằng, đại dịch đã làm gia tăng sự phụ thuộc của các trường đại học vào thị trường Trung Quốc, điều này gây ra nhiều rủi ro cho từng trường đại học nói riêng, cho lĩnh vực giáo dục của bang nói chung. Dự báo, số lượng sinh viên Trung Quốc sẽ ngày càng tăng nhiều hơn tại các trường đại học của bang NSW.

Báo cáo kiểm toán nhận định, nhiều sinh viên Trung Quốc chọn học tại Australia vì chất lượng đào tạo tại đây được đánh giá cao, mảng giáo dục quốc tế ở đây cũng được thúc đẩy nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, thúc đẩy sự đa dạng đối tượng sinh viên, bên cạnh việc đầu tư thời gian và nguồn lực, các trường đại học cần thực hiện cách tiếp cận chuyên nghiệp, đa dạng hóa các ngành học mà sinh viên quốc tế chọn lựa, cần bảo đảm cân bằng trong chiến lược tuyển sinh và mở rộng phạm vi tuyển sinh./.

YẾN NHI
Cùng chuyên mục
  • Giải quyết thách thức về nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu phục hồi kinh tế
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong bối cảnh nền kinh tế đang đẩy mạnh phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng lao động trực tiếp tham gia sản xuất, có kỹ năng tay nghề cao ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, trong khi lực lượng lao động này đang thiếu hụt, thì số lượng tham gia học nghề lại sụt giảm, nhiều lao động vẫn chưa mặn mà với học nghề, từ đó gây ra rào cản ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, phát triển nền kinh tế.
  • Nhiều dư địa hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo các chuyên gia, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU) mới chiếm khoảng 4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của EU, cho thấy dư địa, tiềm năng về hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và EU còn rất lớn. Do đó, hai bên cần thúc đẩy trao đổi thương mại nông nghiệp mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
  • Môn Lịch sử vừa có phần bắt buộc, vừa có phần lựa chọn
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Sau một thời gian được trao đổi sâu rộng trong xã hội với nhiều ý kiến khác nhau về việc dạy học môn Lịch sử trong chương trình trung học phổ thông (THPT) là tự chọn hay bắt buộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành kế hoạch về việc thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 với cả phần tự chọn và bắt buộc, trong đó phần nội dung bắt buộc có 52 tiết ở cấp THPT.
  • Đánh giá rủi ro, ngăn chặn hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố ngày càng phổ biến, tinh vi, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, đòi hỏi phải có biện pháp đánh giá rủi ro, kiểm soát chặt chẽ.
  • Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Argentina đi vào chiều sâu
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Argentina và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu.
Australia: Các trường đại học cần đa dạng hóa nguồn sinh viên nước ngoài