Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng huy động gần 690.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(BKTO)- Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, tổng vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2019 của vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đạt khoảng 689.798 tỷ đồng, chiếm 32,5% của cả nước; trong đó, giai đoạn II (2016- 2019) cao gấp 2 lần so với giai đoạn I (2010- 2015).



                
   

Đường giao thông nông thôn xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội khang trang, sạch đẹp, được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới-Ảnh: TTXVN

   

Đánh giá về kết quả này, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho rằng, hầu hết các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng đều có điều kiện kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển hơn (trong đó có 5/11 tỉnh, thành phố tự túc ngân sách: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng), nên có nguồn thu lớn để đầu tư ngược trở lại cho xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, giai đoạn II, các tỉnh, thành phố đã ưu tiên nguồn từ ngân sách địa phương để đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cao gấp 2,37 lần so với giai đoạn I (cao hơn so với cả nước); trong đó ngân sách cấp tỉnh chiếm 44,8%, ngân sách cấp huyện 37,1%, ngân sách xã chiếm 18,1% (chủ yếu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn).

Ngoài ra, vốn tín dụng tăng mạnh (gấp 2,52 lần so với giai đoạn I), chủ yếu của người dân để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là đầu tư phát triển vùng sản xuất tập trung và ứng dụng công nghệ cao. Mặc dù, nguồn vốn đóng góp của nhân dân và cộng đồng giai đoạn II có cao hơn (2.045 tỷ đồng), nhưng về tỷ lệ trong cơ cấu vốn chung thì giảm nhiều so với giai đoạn I.

Việc các địa phương bố trí nguồn ngân sách trực tiếp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng cho thấy việc các địa phương để lại kinh phí từ đấu giá quyền sử dụng đất để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đã bổ sung thêm nguồn lực rất lớn cho xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Cụ thể, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trong 9 năm qua đã đầu tư 3.978 tỷ cho xây dựng nông thôn mới; trong đó trên 70% từ nguồn kinh phí thu từ đấu giá quyền sử dụng đất).

Đáng chú ý, có sự khác biệt giữa hai vùng trong cơ cấu nguồn vốn: trong khi vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ có 1,60% nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và 25,30% đối ứng từ ngân sách địa phương, thì con số này ở vùng Bắc Trung Bộ tương ứng là 4,19% và 10,39% (trung bình cả nước là 10,71%); tỷ lệ vốn lồng ghép của vùng Bắc Trung Bộ là 16,47% cao hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng là 9,61%. Hầu hết các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển hơn, có nguồn thu lớn để đầu tư ngược trở lại cho xây dựng nông thôn mới, nên phần ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình tương đối lớn.

Ngoài ra, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương được các địa phương tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thôn nông thôn chiếm 27,9%; trường học chiếm 21%; cơ sở vật chất văn hóa chiếm 17,4%; công trình nước sạch tập trung chiếm 13,1%…; vốn sự nghiệp được ưu tiên bố trí thực hiện phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị chiếm 22,2%; đào tạo nghề cho lao động nông thôn chiếm 11,8%; duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư chiếm 10,1%...

Đến nay, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đã có 2.402/3.474 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Có 41 đơn vị cấp huyện thuộc 13 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

ĐÔNG SƠN (theo TTXVN)
Cùng chuyên mục
  • Lỗ hổng trong quản lý đào tạo,  cấp văn bằng, chứng chỉ
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cơ sở đào tạo đại học (ĐH) ngang nhiên đào tạo “chui”, gian lận trong cấp phát văn bằng cho hàng nghìn học viên tồn tại suốt nhiều năm nhưng không bị phát hiện, xử lý. Sự việc đã cho thấy những yếu kém lẫn lỗ hổng và sự thiếu minh bạch trong việc quản lý đào tạo, cấp văn bằng của cơ quan quản lý lẫn các cơ sở giáo dục ĐH hiện nay.
  • Khám, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập:  Cần một cơ chế giám sát chặt chẽ, minh bạch
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Y tế đang rà soát Dự thảo Thông tư “Hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập”, dự kiến ban hành và có hiệu lực từ quý III/2019. Với Thông tư này, tới đây, các cơ sở y tế công lập có thể thu giá giường bệnh theo yêu cầu tới 4 triệu đồng/giường/ngày, tiền khám tối đa 500.000 đồng/lượt. Làm thế nào để việc khám, chữa bệnh theo yêu cầu không bị lạm dụng, để bệnh viện tận thu là vấn đề đang được dư luận quan tâm đặt ra.
  • Tháo gỡ vướng mắc về xử lý tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Toà án Nhân dân tối cao vừa công bố Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế (BHYT), Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của Bộ luật Hình sự (Nghị quyết số 05). Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật, giúp tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong xử lý tội phạm lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN thời gian qua.
  • Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đang xây dựng dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đến năm 2030.
  • Duy trì mức điểm chuẩn cao,  các trường đẩy khó cho thí sinh
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ ngày 08/8, hàng loạt trường đại học (ĐH) trên cả nước đã công bố điểm chuẩn và phần lớn đều tăng so với năm 2018. Theo dõi sát sao diễn biến của quá trình công bố, điều chỉnh điểm, nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về việc một số trường tăng điểm chuẩn theo hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh...
Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng huy động gần 690.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới