Ban hành Hệ thống chuẩn mực KTNN: Đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế

Ngày 15/7/2016, TổngKiểm toán Nhà nước đã ban hành Hệ thống Chuẩn mực KTNN (CMKTNN) kèm theo Quyếtđịnh số 02/2016/QĐ-KTNN. Hệ thống Chuẩn mực này được xây dựng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế, phù hợp với pháp luật, điều kiện thực tiễn, môitrường hoạt động của KTNN Việt Nam. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để KTNN tăng cường năng lực, đồng thời pháthuy tốt vai trò góp phần xây dựng một nền tài chính quốc gia minh bạch, pháttriển bền vững.




Sau nhiều năm nghiên cứu, KTNN đã tiếp thu có chọn lọc các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế để hoàn thành việc xây dựng và ban hành Hệ thống CMKTNN mới. Ảnh: PV
Xây dựng, ban hành Hệ thống CMKTNN - Yêu cầu tất yếu

Là cơ quan có chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận và đưa ra kết luận, kiến nghị đối với các vấn đề được kiểm toán, KTNN ý thức rất rõ yêu cầu về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với các ý kiến kiểm toán. Bên cạnh đó, KTNN cũng nhận thấy vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc áp dụng các chuẩn mực, thông lệ kiểm toán quốc tế đối với mỗi cơ quan kiểm toán tối cao theo Tuyên bố Mêhicô (năm 2007). Chính vì vậy, việc xây dựng và đưa vào áp dụng Hệ thống CMKTNN theo hướng tuân thủ các thông lệ, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISSAIs), đồng thời đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam trở thành một yêu cầu tất yếu nhằm chuẩn hóa và nâng cao tính độc lập, tính hiệu lực và hiệu quả trong các hoạt động của KTNN nói chung và hoạt động kiểm toán nói riêng; giúp KTNN thực hiện những mục tiêu và nội dung quan trọng nhất trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, tăng cường năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp, vị thế, uy tín và hình ảnh của KTNN trong cộng đồng các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) và góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, phát triển bền vững.

Từ năm 1999, KTNN đã xây dựng, ban hành Hệ thống CMKTNN và đến năm 2010 đã sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để thay thế Hệ thống chuẩn mực ban hành năm 1999. Các hệ thống CMKTNN nói trên đã phát huy tác dụng tích cực trong thực tiễn, là cơ sở quan trọng trong xây dựng các quy định chuyên môn và thực hiện các cuộc kiểm toán qua các thời kỳ phát triển của KTNN. Tuy nhiên, với địa vị pháp lý mới được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật KTNN (sửa đổi) năm 2015 và để đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn, xu hướng hội nhập quốc tế, Hệ thống CMKTNN năm 2010 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi, hoàn thiện.

Năm 2013, trên cơ sở cam kết của KTNN Việt Nam với Cơ quan Sáng kiến phát triển của INTOSAI (IDI) và Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) trong việc thực hiện ISSAIs, KTNN đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng mới Hệ thống CMKTNN theo hướng tuân thủ ISSAI, khoa học hơn và phù hợp thực tiễn hơn; đồng thời tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Sau hơn 3 năm làm việc nghiêm túc, khoa học, tâm huyết, tập trung, trí tuệ và cầu thị, các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Bộ Tài chính, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các trường đại học, các kiểm toán viên có kinh nghiệm của KTNN và các công ty kiểm toán độc lập,... đã kế thừa những nội dung phù hợp của các CMKTNN hiện hành, bảo đảm sự phù hợp với pháp luật, điều kiện thực tiễn, môi trường hoạt động của KTNN Việt Nam, đồng thời nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc các chuẩn mực kiểm toán quốc tế để hoàn thành việc xây dựng và ban hành Hệ thống CMKTNN mới.

Công cụ định hướng, kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm toán

Hệ thống CMKTNN vừa được ban hành bao gồm 39 chuẩn mực và Danh mục thuật ngữ sử dụng trong Hệ thống CMKTNN. Hệ thống chuẩn mực này bao gồm các chuẩn mực của cả 3 cấp độ (Cấp độ 2 - Các điều kiện tiên quyết để thực hiện chức năng của KTNN, như: Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Cấp độ 3 - Các nguyên tắc kiểm toán cơ bản, như: các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của KTNN và các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; Cấp độ 4 - Các hướng dẫn kiểm toán, như: hướng dẫn chi tiết việc đánh giá và xử lý rủi ro kiểm toán, xác định trọng yếu kiểm toán, chọn mẫu kiểm toán, cách thức tiến hành thủ tục phân tích, kiểm toán số dư đầu kỳ…) cho cả 3 loại hình kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

Hệ thống CMKTNN mới ban hành sẽ có ảnh hưởng tích cực và tác động sâu rộng đến 5 nhóm đối tượng chính bao gồm: KTNN, Kiểm toán viên nhà nước, các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và công chúng. Hệ thống Chuẩn mực này cung cấp những hướng dẫn mang tính nguyên tắc, cốt lõi, là công cụ căn bản phục vụ kiểm toán viên trong quá trình tác nghiệp kiểm toán, là công cụ hữu hiệu để KTNN định hướng, kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước và các bên liên quan. Hệ thống CMKTNN cũng cung cấp thêm thông tin, hướng dẫn cho các đơn vị được kiểm toán để phối hợp trong quá trình kiểm toán, đồng thời hỗ trợ các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan quản lý, giám sát của Nhà nước và công chúng trong công tác giám sát hoạt động kiểm toán của KTNN, qua đó nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kiểm toán, góp phần đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan của các ý kiến kiểm toán, củng cố thêm sự tin tưởng vào chất lượng và tác động của hoạt động KTNN.

Đưa Hệ thống CMKTNN vào thực tiễn

Việc sớm đưa Hệ thống CMKTNN mới ban hành vào thực tiễn hoạt động kiểm toán là một trong những ưu tiên hàng đầu của KTNN trong giai đoạn trung hạn. Để triển khai một cách toàn diện và hiệu quả, KTNN đã xây dựng một kế hoạch, lộ trình thực hiện áp dụng CMKTNN cụ thể và khả thi.

Áp dụng CMKTNN mới vào thực tiễn hoạt động kiểm toán sẽ là một quá trình gian nan, đòi hỏi KTNN phải thể hiện quyết tâm chính trị, sự nhất trí và đồng lòng tuyệt đối; đội ngũ kiểm toán viên phải ý thức sâu sắc được giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của các CMKTNN, mạnh dạn vượt qua tâm lý ngại đổi mới, thói quen chủ nghĩa kinh nghiệm để sẵn sàng đón nhận và áp dụng những kiến thức và chuẩn mực nghiệp vụ kiểm toán mới. Các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan quản lý, giám sát của Nhà nước và công chúng cũng cần được tăng cường nhận thức một cách rõ ràng hơn về địa vị pháp lý, vai trò và chức năng của KTNN trong việc giám sát, kiểm tra tài chính công của đất nước, qua đó hỗ trợ giám sát, tăng cường chất lượng phối hợp để các CMKTNN mới ban hành thực sự đi vào cuộc sống và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Đây có thể coi là điều kiện tiên quyết để KTNN hoàn thành tốt trọng trách gìn giữ một nền tài chính công minh bạch, lành mạnh và phát triển bền vững đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó./.
GS.TS ĐOÀN XUÂN TIÊN- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và ban hành Hệ thống CMKTNN
Cùng chuyên mục
  • Việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2013 của Bộ Xây dựng Kỳ III: Cần chính sách dài hơi để người thu nhập thấp có nhà
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Để người thu nhậpthấp có nhà ở, giúp họ “an cư, lạc nghiệp” là một chủ trương đúng đắn. Tuynhiên, diễn biến thực tiễn những năm gần đây xoay quanh gói tín dụng ưu đãi30.000 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp vay vốn mua nhà đã bộclộ nhiều bất cập đòi hỏi những nhà làm chính sách phải có cái nhìn dài hơi hơn.
  • KTNN góp phần phát hiện và xử lý tham nhũng
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Báo cáo của Chính phủ tại Hộinghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) mới đây chỉrõ: Công tác PCTN đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tíchcực trên nhiều phương diện. Thông qua nhiều hoạt động cụ thể, KTNN cũng đã gópphần vào kết quả chung này.
  • Việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2013 của Bộ Xây dựng Kỳ II: Cần chấn chỉnh việc lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)- Báo cáo Kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhànước năm 2013 của Bộ Xây dựng cho thấy, tình hình không chỉ dừng lại ở việc dưvốn đầu tư xây dựng cơ bản được giao (Báo Kiểm toán số 27, ra ngày 7/7/2016) màkinh phí chi thường xuyên cũng được Bộ sử dụng không hết. Tuy KTNN đã phân tíchvà chỉ rõ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực tế trên, nhưngđây là vấn đề nhiều cơ quan chức năng cần lưu ý trong việc lập dự toán và phânbổ ngân sách, nhất là trong bối cảnh cân đối ngân sách đang còn nhiều khó khăn.
  • Đề án tổng thể đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14 của KTNN
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)- Năm 2018, Đại hội ASOSAI lần thứ 14 (ASOSAI 14) do KTNN đăng cai tổ chức sẽ diễnra tại Việt Nam. Đây là sự kiện quốc tế cấp cao quan trọng và lớn nhất củaKTNN từ trước đến nay. Do vậy, việc xây dựng Đề án tổng thể tổ chức Đại hội ASOSAI14 (Đề án), trong đó xác định mục tiêu, yêu cầu,nội dung và các nguồn lực cần thiết đóng vai trò là “kim chỉ nam” để KTNN thực hiện tốt cáccông tác chuẩn bị ngay từ bây giờ. Trên cơ sở đó, KTNN xây dựng lộ trình, cơ chếphối hợp trong và ngoài ngành, tổ chức thực hiện một cách hiệu quả, tiết kiệm.
  • KTNN khu vực III kỷ niệm 20 năm thành lập
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)- Ngày 11/7, tại Đà Nẵng đã diễn ra Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập KTNN khuvực III (11/7/1996 – 11/7/2016). Tới dự Lễ kỷ niệm có Tổng Kiểm toán Nhà nướcHồ Đức Phớc, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hoàng Hồng Lạc, các đồng chí nguyênlãnh đạo KTNN. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND, các Sở,Ban, ngành các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và TP. Đà Nẵng…
Ban hành Hệ thống chuẩn mực KTNN: Đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế