Bình ổn thị trường thịt lợn trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng

(BKTO)- Theo số liệu thống kê mới nhất, đến thời điểm này, bệnh dịch tả lợn châu Phi (AFS) đã xảy ra tại 43 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện nay, dịch bệnh đã xuất hiện và lan rộng tại tỉnh phía Nam gây lo ngại cho người chăn nuôi và người dân.



Dịch bệnh lây lan cần tính kế lâu dài cho thị trường

Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy tính đến ngày 24/5/2019 khoảng trên 1,7 triệu con, chiếm khoảng 5% tổng đàn lợn cả nước. Tại những địa phương có dịch như Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng..., dịch bệnh đang lan rộng ra nhiều huyện, xã.
                
   

Dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 43 tỉnh, thành phố trên cả nước.

   

Từ tháng 3/2019, sau khi có thông tin về tình hình AFS lan rộng tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, giá lợn hơi đã giảm trên cả nước. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, giá có tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 đến nay, giá lợn hơi lại có xu hướng giảm do nhu cầu tiêu dùng thấp, dịch bệnh lây lan trên diện rộng, cộng với yếu tố thời tiết nắng nóng và tháng Phật đản nên một bộ phận người tiêu dùng ăn chay.

Dự báo được Bộ Công Thương đưa ra trong 03 tháng tới sẽ là thời kỳ thấp điểm của việc tiêu dùng thịt lợn. Tuy sức ép nguồn cung trong thời gian tới không lớn nhưng nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay thì nguồn cung cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể gặp khó khăn, nhất là nguồn cung của một số địa phương đã bị cấm tái đàn cho đến khi có chỉ đạo mới như tỉnh Thái Bình, Hưng Yên...

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương đã và đang tích cực tổng hợp các đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Giải pháp trước tiên là Bộ Công Thương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nắm sát các thông tin về tình hình dịch bệnh, tình hình sản xuất các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn; nhu cầu tiêu dùng của thị trường để kịp thời có phương án bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương có phương án bảo đảm nguồn cung thịt lợn; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn trái phép, chưa được kiểm dịch.

Cấp đông thịt an toàn để bình ổn thị trường dịp Tết

Để đối phó với tình trạng tại một số vùng, công tác tiêu hủy còn nhiều bất cập, nhiều nơi người dân chưa có ý thức phòng dịch, vứt lợn bị nhiễm bệnh ra sông, ruộng… gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường và khiến dịch bệnh lây lan nhanh, Bộ Công Thương đề xuất Bộ NN&PTNT phải tăng cường các biện pháp kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh, chỉ đạo làm tốt công tác tiêu hủy nhằm giảm khả năng lây lan, từng bước khống chế dịch. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cần tăng cường công tác chứng nhận các sản phẩm an toàn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp để hỗ trợ việc tổ chức cấp đông cho các doanh nghiệp.
                
   

Giải pháp cấp đông thịt lợn an toàn để đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới-Ảnh minh họa

   

Đáng lưu ý, Bộ Công Thương đã đề xuất Bộ Tài chính trình Chính phủ cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc cấp đông, dự trữ thịt lợn; đề xuất Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp tham gia cấp đông dự trữ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay, cũng như khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh nghiệp thu mua và cấp đông thịt lợn.

         
Dự kiến, mặt hàng thịt lợn sẽ được đưa vào kế hoạch triển khai Chương trình bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán. Do đó, các doanh nghiệp cần tích cực triển khai việc thu mua, giết mổ cấp đông đối với các sản phẩm thịt an toàn đã được ngành Nông nghiệp chứng nhận. Các doanh nghiệp chăn nuôi cần có kế hoạch tái đàn sau dịch để chuẩn bị nguồn hàng cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Để công tác bình ổn thị trường thịt lợn đạt hiệu quả cao nhất, UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập và lây lan; tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai việc thu mua, giết mổ, dự trữ cấp đông sản phẩm thịt lợn. Quan trọng hơn cả, theo Bộ Công Thương, là các doanh nghiệp nên sớm có kế hoạch triển khai chương trình bình ổn thị trường trong đó chú trọng bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá mặt hàng thịt lợn, xây dựng các điểm bán hàng lưu động các sản phẩm thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn được chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm vừa tạo niềm tin của người tiêu dùng vừa kích cầu tiêu dùng trong dân...

H.THOAN
Cùng chuyên mục
  • Kỷ lục của ngành điện lực khi liên tiếp có các dự án điện mặt trời vận hành
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã và đang gấp rút nghiệm thu và kiểm tra điều kiện để đóng điện, hoà lưới các dự án điện mặt trời, cũng như tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư vận hành các dự án nhà máy điện mặt trời hòa lưới chính thức trước 30/6/2019.
  • Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp phần quan trọng vào cân đối NSNN
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Trong những năm qua, thu ngân sách nhà nước (NSNN) đã không ngừng tăng lên, trong đó có đóng góp không nhỏ từ những khoản thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), góp phần quan trọng vào cân đối NSNN.
  • Ghi dấu ấn cho hàng Việt sau 10 năm vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho hàng Việt đến với người tiêu dùng được ghi nhận là một trong những nỗ lực lớn nhất của ngành Công Thương qua 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
  • Xu hướng kỹ thuật số: Blockchain và an ninh mạng
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sáng 22/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA) đã phối hợp với Đại học RMIT Việt Nam tổ chức Hội thảo “Xu hướng kỹ thuật số: Blockchain và an ninh mạng”. Tại đây, các chuyên gia của ACCA và DN đã thảo luận về những phát triển mới nhất liên quan đến công nghệ blockchain, các rủi ro và giải pháp an ninh mạng.
  • Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU) do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Bình ổn thị trường thịt lợn trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng