Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có ý kiến về phương pháp giáo dục từ xa

(BKTO)- Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xem xét kiến nghị của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam về việc cho các trường triển khai phương thức giáo dục từ xa trong mùa dịch Covid-19.



                
   

Ảnh minh họa

   
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo giao Bộ GD&ĐT xem xét và sớm có ý kiến về kiến nghị khẩn này.

Cụ thể, về kiến nghị thực hiện học từ xa trong mùa dịch, trước đó 2 hiệp hội nói trên đã 2 lần trình lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (công văn số 04/HH-VP ngày 20/2/2020 và công văn số 05/HH-VP ngày 26/2/2020) kiến nghị cho khẩn trương triển khai chuyển sang áp dụng đại trà các phương thức dạy học từ xa (mà trước tiên là dạy học qua truyền hình) ở quy mô toàn quốc ngay trong mùa dịch Covid-19 này.

Kiến nghị nêu: "Hiện cả nước có hàng trăm kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương. Đây là lợi thế để triển khai giải pháp này. Nhà nước nên huy động các kênh truyền hình cùng tham gia vào hoạt động giảng dạy nhiều giờ trong ngày, thậm chí cả ngày, theo hình thức phi lợi nhuận".

Đến ngày 28/2, Văn phòng Chính phủ có phúc đáp, chỉ đạo Bộ GD&ĐT xem xét kiến nghị của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GD&ĐT nghiên cứu tiếp thu các kiến nghị của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam trong quá trình chỉ đạo, điều hành ngành giáo dục ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, việc học trực tuyến không phải hình thức mới đối với các trường đại học. Nhiều trường hiện cũng đã công nhận kết quả học tập này. Tuy nhiên đối với cấp phổ thông, việc giáo dục còn mang tính chất giáo dục con người, do đó cần phải dạy học trực tiếp.

“Bộ cũng sẽ tiếp thu ý kiến này và sẽ nghiên cứu. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mang tính khoa học, cho nên có thể sử dụng để bổ trợ chứ không thể thay thế việc dạy tại phổ thông. Dạy chữ phải gắn với dạy người nên rất cần sự giao tiếp trực tiếp, từ đó hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.

Ngày 2/3, các hiệp hội này lại tiếp tục có kiến nghị lần 3 về việc cho các trường triển khai phương thức giáo dục từ xa trong mùa dịch.

Trong bản kiến nghị, Hiệp hội nêu rõ, hiện trong xã hội vẫn đang tồn tại song song 2 quan điểm trái ngược nhau là cần cho học sinh, sinh viên tiếp tục nghỉ học vì tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng, trong khi trường học là nơi tập trung học sinh nên nguy cơ lây lan sẽ rất lớn.

Trong khi, nhiều ý kiến cho rằng, phải cho học sinh, sinh viên đi học trở lại ngay vì khung thời gian đã kịch trần, kéo dài thời gian nghỉ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn thể hệ thống giáo dục và còn kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực khác.

"Như vậy, bài toán đặt ra đối với giáo dục Việt Nam hiện nay là cần sớm có được một giải pháp vĩ mô để chủ động đối phó với mọi diễn biến của dịch", bản kiến nghị nêu.

Bản kiến nghị của hiệp hội dẫn thông tin: Báo chí các nước nêu rằng việc thay thế phương pháp dạy truyền thống trên lớp bằng các phương thức dạy học từ xa (bao gồm dạy qua truyền hình, dạy trực tuyến online…) đã được triển khai ở Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.

Hiệp hội đã kiến nghị lên Thủ tướng sớm có quyết định chỉ thị cho Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố lên kế hoạch triển khai việc dạy học từ xa, trước hết là dạy học qua truyền hình cho khối giáo dục phổ thông trước ngày học sinh đến trường đại trà.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ thị cho Bộ GD&ĐT công nhận kết quả học trực tuyến của các trường đã chủ động triển khai nghiêm túc trong đợt dịch vừa qua.

Bên cạnh đó, ngày 3/3, trong thư cầu cứu của 150 cơ sở giáo dục tư thục gửi Thủ tướng và các bộ ban ngành, ngoài những đề xuất về các chính sách tài chính, các tổ chức này cũng đề nghị xem xét công nhận giá trị pháp lý của hình thức học trực tuyến.

Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một số địa phương như Hà Nội, TP. HCM, Nam Định, Đồng Nai... đã tổ chức ôn tập cho học sinh cuối cấp trên truyền hình địa phương. Các trường đại học thì triển khai song song dạy trực tuyến kết hợp với việc đến trường.
AN CHI (tổng hợp)
Cùng chuyên mục
  • Làm thế nào để ngăn đại dịch thông tin?
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Liệu có cách nào để ngăn chặn sự lây lan khủng khiếp hiện này? Chúng ta không nói đến dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã khiến cho hơn 100.000 người trên toàn thế giới bị nhiễm và mấy ngàn người tử vong, mà là tình trạng tin sai lệch và tin giả tràn lan toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
  • Học đại trà qua truyền hình:  Giải pháp tối ưu cho học sinh, sinh viên trong mùa dịch
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (Covid-19) vẫn đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác đào tạo trong năm học 2020-2021 được thực hiện ổn định, đáp ứng được yêu cầu, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (Hiệp hội) cho rằng, hình thức dạy học trên truyền hình được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay.
  • Phối hợp hiệu quả trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, chạy theo doanh thu; đặc biệt phải kết nối chặt chẽ với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) trong công tác khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT)… Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đặt ra với ngành y tế nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.
  • Tranh luận về giá sách giáo khoa mới: Nên thành lập hội đồng thẩm định
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhiều phụ huynh lo lắng giá sách giáo khoa sẽ tăng khi thực hiện chủ trương xã hội hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giá sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới không vượt giá sách hiện hành. Điều này mang lại niềm vui cho phụ huynh nhưng lại khiến các nhà xuất bản “đứng ngồi không yên”. Trước tình hình này, có ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng thẩm định giá sách.
  • Bảo vệ “thương hiệu Việt Nam an toàn” giữa thời điểm COVID-19 lan rộng
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thủ tướng cho rằng nếu cần thiết vẫn phải tiếp tục hy sinh một số quyền lợi kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo vệ “thương hiệu Việt Nam an toàn".
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có ý kiến về phương pháp giáo dục từ xa