Bổ sung phạm vi kiểm toán dự án PPP để đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật

(BKTO) - Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (Dự thảo Luật PPP) đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và đang tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán dự án BT, BOT và việc nghiên cứu các luật liên quan đặt ra yêu cầu bổ sung phạm vi kiểm toán của KTNN vào Dự thảo Luật để phù hợp với Hiến pháp, pháp luật; đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả, minh bạch các dự án PPP.




ThS. Lê Minh Nam (người ngồi bên phải) cùng Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên chủ trì Hội thảo khoa học Dự án PPP và vai trò của KTNN - Ảnh: N. Lộc

Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (Dự thảo Luật PPP) đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và đang tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán dự án BT, BOT và việc nghiên cứu các luật liên quan đặt ra yêu cầu bổ sung phạm vi kiểm toán của KTNN vào Dự thảo Luật để phù hợp với Hiến pháp, pháp luật; đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả, minh bạch các dự án PPP.

Dự án PPP cần được quản lý, kiểm soátnhư dự án đầu tư công

Trước hết, dự án PPP là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác dài hạn giữa khu vực công và khu vực tư thông qua ký kết và thực hiện hợp đồng PPP để thực hiện đầu tư dự án PPP hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thuộc trách nhiệm cung cấp của Nhà nước. Theo quy định về vốn nhà nước trong dự án PPP tại Dự thảo Luật này, nguồn vốn đầu tư các dự án PPP là vốn của Nhà nước hoặc có nguồn gốc hình thành từ vốn nhà nước nhưng được thể hiện thông qua phương thức hợp tác đối tác dài hạn (cả nguồn thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công). Điều này càng thấy rõ hơn khi Dự thảo Luật có thêm những quy định Nhà nước sử dụng tất cả các nguồn lực từ tài chính công, tài sản công để ưu đãi và đảm bảo phục vụ cho dự án, hoặc sẽ được thu hồi bằng đóng góp của người dân thông qua nộp phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công do dự án cung cấp. Nội hàm và bản chất đầu tư dự án PPP được quy định tại Dự thảo Luật nêu trên cho thấy, việc quản lý, kiểm soát nguồn lực đối với các dự án PPP phải được thực hiện như đối với các dự án đầu tư công thông thường.

Thứ hai, các dự án đầu tư nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công về nguyên lý thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Đối với dự án PPP, Nhà nước sẽ tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng PPP để đầu tư dự án nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, trong đó, thống nhất để nhà đầu tư ứng vốn trước và được thu hồi vốn đầu tư (và lãi) sau khi thông qua việc đóng góp phí sử dụng của công dân và cộng đồng. Như vậy, bản chất đầu tư PPP cũng là đầu tư hình thành tài sản công nhưng được tham gia bởi khu vực tư nhân. Đầu tư dự án PPP có bản chất là đầu tư công, cần được theo dõi, quản lý như dự án đầu tư công.

Thứ ba, Nhà nước phải có trách nhiệm công khai, minh bạch thông tin đầu tư dự án PPP và sản phẩm, dịch vụ công để cộng đồng cùng tham gia giám sát. Theo đó, người dân có quyền được giám sát: việc sử dụng tiền thuế, việc quản lý tài chính công, tài sản công quốc gia, việc ưu đãi và đảm bảo của Nhà nước cho dự án cũng như những khoản phí, lệ phí mà họ phải đóng góp trực tiếp khi sử dụng các tài sản, dịch vụ công hình thành từ dự án PPP (nếu có) để bù đắp cho phần vốn đầu tư (và lãi của dự án PPP) cho nhà đầu tư.

Thứ tư, hoạt động quản lý đầu tư dự án PPP, thông tin về sản phẩm, dịch vụ công cần được kiểm soát, quản lý và công khai, minh bạch theo quy định. Nhà nước cần có các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục những sai sót, khiếm khuyết trong quản lý, điều hành từ các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư trực tiếp thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Cần bổ sung phạm vi kiểm toáncủa Kiểm toán Nhà nước

Những phân tích trên cho thấy, Dự thảo Luật PPP cần được chỉnh sửa, bổ sung phạm vi kiểm toán của KTNN để đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước; đảm bảo giải quyết các yêu cầu thực tiễn quản lý kinh tế - xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế và thống nhất với các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Việc bổ sung phạm vi kiểm toán toàn diện dự án PPP hoàn toàn phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của KTNN. Bởi theo Hiến pháp năm 2013, Luật KTNN và các luật có liên quan, KTNN không chỉ kiểm toán phần vốn nhà nước theo quy định tại Dự thảo Luật PPP mà phải kiểm toán toàn diện việc quản lý, sử dụng vốn cũng như việc hình thành tài sản công, chi phí cung cấp sản phẩm công, dịch vụ công tại dự án PPP cho phù hợp với nguyên tắc quản trị công quốc gia và quy định của hệ thống pháp luật hiện hành.

Chỉ khi quy định KTNN kiểm toán toàn diện dự án PPP mới đảm bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật, ở đâu có vốn nhà nước hoặc nguồn gốc nhà nước phải được KTNN kiểm toán để báo cáo Quốc hội thực hiện chức năng giám sát; giúp Chính phủ trong công tác quản lý điều hành và các DN dự án PPP cải thiện những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật; vận hành có hiệu quả dự án.

Việc kiểm toán toàn diện dự án PPP giúp cảnh báo, phòng ngừa rủi ro, sai phạm trong tổ chức thực hiện hợp tác công - tư; đánh giá xác nhận toàn diện từ khâu quyết định chủ trương đầu tư đến khi quyết toán và vận hành dự án. Kiến nghị xử lý hàng nghìn tỷ đồng, giảm thời gian thu phí hàng trăm năm đối với các dự án BT, BOT thời gian qua cho thấy, KTNN đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng, bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, người dân và cộng đồng.

Thực hiện kiểm toán toàn diện đối với dự án PPP, KTNN sẽ cung cấp thông tin công khai, giúp tăng cường tính cạnh tranh, minh bạch để giải tỏa những thắc mắc, phản đối của công dân sử dụng sản phẩm công, dịch vụ công trong thời gian qua; tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Đồng thời, từ kiến nghị của KTNN, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bịt lỗ hổng chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về dự án PPP theo hướng chặt chẽ, khách quan, khả thi.
Lược ghi tham luận của ThS. LÊ MINH NAM -Giám đốc Trường Đào tạovà Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán - tại Hội thảo “Dự án PPP và vai trò của KTNN”
Cùng chuyên mục
Bổ sung phạm vi kiểm toán dự án PPP để đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật