“Bức tranh” nợ thuế - Những mảng sáng, tối

(BKTO) - Trong bối cảnh cân đối ngân sách còn gặp nhiều khó khăn thì tình trạng nợ thuế ngày càng trở nên trầm trọng. Chỉ có 2 điểm sáng trong “bức tranh” nợ thuế năm 2014 là nợ thuế chờ xử lý do ngành Thuế quản lý và nợ thuế quá hạn do ngành Hải quan quản lý đều giảm mạnh.




Theo KTNN, tình trạng nợ thuế xảy ra ở hầu hết các địa phương Ảnh: TS

Nợ thuế liên tục tăng cao

Qua kết quả kiểm toán năm 2015 về niên độ ngân sách 2014 cho thấy nợ thuế do ngành Thuế quản lý có xu hướng tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với thu nội địa (trừ dầu thô). Cụ thể, từ năm 2011-2014, số nợ thuế được xác định lần lượt mỗi năm là 35.117 tỷ đồng - 55.056 tỷ đồng - 69.342 tỷ đồng và 76.073 tỷ đồng. Tỷ trọng nợ thuế so với thu nội địa mỗi năm cũng lần lượt tăng 8% - 12% - 12,4% và 12,98%. Theo KTNN, tình trạng nợ thuế diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương; hơn nữa, có tới 38 tỉnh, thành có dư nợ thuế tăng so với cùng kỳ năm trước.

Một vấn đề đáng chú ý trong nợ thuế do ngành Thuế quản lý là nợ khó thu năm 2014 tăng tới 24% so với năm 2013. Hầu hết các địa phương có mức dư nợ khó thu tăng, trong đó có địa phương tăng rất cao như Phú Thọ tăng 283%, Thái Nguyên tăng 252%, Thanh Hóa tăng 131%... Bên cạnh đó, nợ có khả năng thu cũng tăng tới 12% so với năm trước, nhiều địa phương có mức dư nợ có khả năng thu tăng cao, điển hình như TP.HCM tăng 18%; Hà Nội tăng 14%; Đồng Nai tăng 27%, Hưng Yên tăng 49%; Bắc Ninh tăng 124%... Trong đó, chỉ với tỷ lệ tăng dư nợ có khả năng thu năm 2014 của 2 đầu tàu kinh tế đất nước là TP.HCM và Hà Nội thì tổng giá trị tuyệt đối đã lên tới 4.700 tỷ đồng.

Một điểm sáng trong “bức tranh” nợ thuế năm 2014 là nợ chờ xử lý do ngành Thuế quản lý giảm tới 32% (2.046 tỷ đồng). Một số địa phương có số dư nợ chờ xử lý giảm nhiều như Hà Nội giảm 45%, Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 99,9%, Cần Thơ giảm 94%...

Bên cạnh nợ thuế do ngành Thuế quản lý, tính đến hết năm 2014, nợ thuế do ngành Hải quan quản lý được xác định là 7.111 tỷ đồng, giảm 22,6% (2.071 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước, đây là điểm sáng thứ hai trong “bức tranh” nợ thuế 2014. Trong đó, nợ quá hạn về thuế chuyên thu giảm 22,9%; 27/34 Cục Hải quan có số nợ thuế chuyên thu giảm, 7 Cục Hải quan còn lại có số nợ đọng thuế chuyên thu tăng không đáng kể. Đồng thời, nợ quá hạn về thuế tạm thu quá hạn cũng giảm, trong đó có một số đơn vị có số giảm lớn, chỉ riêng Cục Hải quan Đồng Nai có mức nợ thuế tạm thu quá hạn tăng 264% (5,5 tỷ đồng) so với năm trước.

Còn bất cập trong quản lýnợ thuế

Năm 2014, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ chậm, tăng trưởng tín dụng thấp, sản xuất kinh doanh của các DN còn nhiều khó khăn. Tuy số DN mới thành lập đi vào hoạt động có tăng nhưng số DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động cũng tăng cao. Tình trạng chiếm dụng vốn giữa các DN, đặc biệt là DN kinh doanh nông sản, xây dựng… gây khó khăn cho công tác quản lý nợ thuế của ngành Thuế. Đây chính là những nguyên nhân khách quan tác động đến tình hình nợ thuế năm 2014. Tuy nhiên, qua kiểm toán tại 50 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư cho thấy, còn có nhiều nguyên nhân chủ quan tác động đến nợ thuế bắt nguồn từ công tác quản lý của các Cục Thuế tại địa phương.

Theo KTNN, một số Cục Thuế đã thực hiện không triệt để các biện pháp cưỡng chế theo quy định; công tác phân loại nợ thuế thiếu cơ sở, căn cứ và bằng chứng. Gần một nửa số Cục Thuế địa phương được kiểm toán chưa tổng hợp đầy đủ số liệu nợ đọng thuế. Ngoài ra, qua kiểm toán còn cho thấy, mặc dù trong nhiều năm ngành Thuế đã quan tâm triển khai theo dõi nợ đọng thuế trên phần mềm ứng dụng song số liệu theo dõi nợ đọng thuế đến 31/12/2014 in từ phần mềm ứng dụng tại một số Cục Thuế còn sai lệch so với báo cáo gửi Tổng cục Thuế.

Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thu, chống thất thu ngân sách, Tổng cục Thuế đã phối hợp với cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu thuế, đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới. Cơ quan Thuế các địa phương được kiểm toán đã quan tâm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách. Song qua kiểm toán chọn mẫu hồ sơ thanh tra, kiểm tra tại một số Cục Thuế cho thấy: một số biên bản kiểm tra lập không đúng theo mẫu biểu, chậm so với quy định; nội dung phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra chưa rõ ràng; xử lý kết quả thanh, kiểm tra không phù hợp quy định của pháp luật; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế qua kết quả thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ; chưa đánh giá rủi ro qua phân tích hồ sơ kê khai thuế của DN để xác định DN cần kiểm tra theo quy định.

Ngoài tác động của nợ thuế ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, trong năm 2014, chủ trương miễn, giảm, giãn, gia hạn, hoàn thuế tiếp tục được áp dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh cũng làm giảm nguồn thu. Đề cập đến con số miễn, giảm, giãn, gia hạn, hoàn thuế năm 2014, báo cáo của Tổng cục Thuế cho biết, tổng số thuế người nộp thuế đề nghị miễn, giảm theo luật định là trên 8.317 tỷ đồng và 6.594 USD; số đã miễn, giảm là 7.663 tỷ đồng và 6.594 USD. Tổng số thuế đã miễn, giảm theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ là 3.981 tỷ đồng. Cùng với đó, có 38.712 đối tượng được gia hạn nộp thuế theo quy định với số tiền trên 5.686 tỷ đồng. Còn báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2014, số thuế được miễn gần 10.252 tỷ đồng, giảm hơn 3.122 tỷ đồng, hoàn 20.778 tỷ đồng, không thu thuế gần 10.742 tỷ đồng.

PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • NHẬT BẢN: Bê bối gian lận tài chính nghiêm trọng trong lĩnh vực quảng cáo
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Giữa tháng 9 vừa qua, Hiệp hội các hãng quảng cáo quốc gia Nhật Bản (ANA) đã công bố bản Báo cáo kiểm toán nội bộ. Báo cáo cho biết, Tập đoàn quảng cáo lớn mạnh nhất Nhật Bản Dentsu hiện đang phải đối mặt với bê bối gian lận tài chính ảnh hưởng đến hơn 100 khách hàng của hãng kể từ năm 2012, có nguy cơ đe dọa tới danh tiếng của Dentsu trên toàn thế giới.
  • KTNN tham dự Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý nợ công” tại CHDCND Lào
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trong khuôn khổ chuyến thăm nước CHDCND Lào của Chủ tịch Quốc hội ViệtNam Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, sáng 27/9 tạithủ đô Vientiane, Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào đã phối hợp tổ chức Hội thảovề "Kinh nghiệm quản lý nợ công". Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị KimNgân và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đồng chủ trì Hội thảo. Tổng Kiểmtoán Nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc đã có bài tham luận quan trọng tại Hội thảo.
  • Giám sát dự án BOT thông qua hoạt động kiểm toán
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nhiều nội dung liên quan đến quản lý đầu tư và kiểm toán dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đã làm “nóng” bầu không khí Hội thảo: “Những vấn đề đặt ra đối với dự án BOT và vai trò của KTNN” do KTNN tổ chức ngày 15/9. Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã tới dự và phát biểu khai mạc. Cùng dự Hội thảo còn có các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc KTNN; đại diện các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu, hội nghề nghiệp, công ty kiểm toán độc lập.
  • Phát hiện nhiều bất cập qua kiểm toán chi đầu tư phát triển
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Năm 2014, dự toán Quốc hội quyết định chi đầu tư phát triển và Chính phủ giao là 163.000 tỷ đồng. Con số quyết toán là 248.452 tỷ đồng, vượt 52,4% dự toán (85.452 tỷ đồng), chủ yếu do số vốn ngoài nước giải ngân vượt kế hoạch, nguồn dự phòng ngân sách và nguồn năm trước chuyển sang. Kết quả kiểm toán về vấn đề chi phát triển năm 2014 chỉ rõ: nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn chưa được xử lý dứt điểm và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.
  • Kiểm toán dự án BOT:  Kiến nghị giảm thời gian thu phí  hơn 3 năm
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Năm 2014, KTNN khu vực III đã kiểm toán công tác quản lý thu phí hoàn vốn dự án Tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Tam Kỳ và đường ĐT 618 huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam (Dự án) từ ngày 03/11/2014 đến ngày 09/11/2014. Đây là Dự án thí điểm đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) đầu tiên tại tỉnh Quảng Nam. Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị dừng thu phí kịp thời, giảm thời gian thu phí hơn 3 năm.
“Bức tranh” nợ thuế - Những mảng sáng, tối