Cà Mau vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường

(BKT) - Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa đến trường năm học 2023 – 2024.

ca-mau-1710.jpg
Cà Mau: 90 học sinh khó khăn trở lại trường tiếp tục học tập. Ảnh: ST

Đầu năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh Cà Mau còn 157 học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa đến trường, chiếm tỷ lệ 0,066% so với tổng số học sinh. Trong đó, cấp mầm non có 37 em, cấp tiểu học 36 em, cấp trung học cơ sở 57 em, cấp trung học phổ thông 27 em.

Đến ngày 06/10/2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố Cà Mau và các đơn vị, trường học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, liên hệ, vận động được 157/157 trường hợp.

Kết quả, có 90 học sinh quay trở lại trường tiếp tục học tập; 16 học sinh nghỉ học đi học nghề; 19 học sinh nghỉ học đi làm; 03 học sinh không thể tiếp tục học do bệnh, tai nạn; 20 học sinh nghỉ học giúp việc nhà - các cơ sở giáo dục đã liên hệ, vận động 09 em nhưng vẫn chưa đi học.

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau và đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các giải pháp để tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường học.  Trường hợp các em không đi học thì xem xét hỗ trợ việc học nghề. Đồng thời, chủ động theo dõi đối với các em đã được vận động trở lại trường học, nhưng nếu có khó khăn, phải kịp thời hỗ trợ để đảm bảo việc học của các em.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau, với 90 học sinh trở lại trường, Sở đã phối hợp UBND các huyện, thành phố và các trường vận động hỗ trợ xe đạp, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, đồng phục và các khoản tiền đóng góp như bảo hiểm y tế, học phí... Nhiều trường đã hỗ trợ cho các em đóng các khoản thu đầu năm; đồng thời trao học bổng, tiền hỗ trợ của các đơn vị tài trợ, nhà hảo tâm.

Riêng những trường hợp có nhu cầu hỗ trợ tiền đò, tiền ở trọ, một số trường đã xem xét hỗ trợ từ nguồn quỹ hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn do giáo viên, học sinh đóng góp... Đối với một số học sinh theo cha mẹ đi làm ăn xa, tạm trú địa phương khác hoặc ngoài tỉnh có nhu cầu đi học, Phòng Giáo dục - đào tạo hỗ trợ gia đình liên hệ với các phòng, trường học ở những địa phương nơi gia đình tạm trú để tạo điều kiện cho các em tiếp tục học tập./.

Cùng chuyên mục
  • Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm chậm phân bổ ngân sách chi thường xuyên
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 theo đề xuất của Chính phủ song Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong việc để một khoản dự toán rất lớn, không phân bổ được ngay từ đầu năm.
  • Thái Bình: Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Sáng ngày 17/10, tại Hội nghị giao ban công tác khoa giáo quý III, triển khai nhiệm vụ công tác quý IV/2023 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức; Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thái Bình đã báo cáo những kết quả đạt được của ngành trong thời gian qua.
  • Đẩy mạnh phân cấp, gỡ vướng cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Để tháo gỡ vướng mắc, phát huy giá trị của 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) cần có sự thay đổi trong cách quản lý các Chương trình, đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, giao vốn cho địa phương chịu trách nhiệm lồng ghép…
  • Những nút thắt trong đầu tư công
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sáng nay, 18/10, cùng với 2 Hội thảo khác, Kiểm toán nhà nước (KTNN) tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Đầu tư công: Những nút thắt và giải pháp từ góc nhìn của KTNN”. Trước thềm Hội thảo, đã có một số ý kiến, đánh giá thể hiện góc nhìn riêng về những nút thắt trong đầu tư công (ĐTC).
  • Thúc đẩy hiệu quả đầu tư công: Cần hoàn thiện thể chế
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong câu chuyện về đầu tư công (ĐTC) với phóng viên Báo Kiểm toán, ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam - nhiều lần nhắc đến vấn đề pháp luật, thể chế. Theo ông, đây chính là mấu chốt để tháo gỡ rào cản, tạo đà thúc đẩy ĐTC.
Cà Mau vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường