Đây là một trong những vấn đề được nêu ra tại Hội nghị đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” diễn ra vào ngày 06/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉđạo tại Hội nghị.Ảnh: VPCTN |
Tại Hội nghị, đại diện các tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía Bắc đánh giá cao Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo xây dựng Dự thảo Đề án có hàm lượng khoa học cao, có chất lượng cả về cơ sở lý luận và thực tiễn.
Góp ý vào Dự thảo Đề án, các tỉnh ủy, thành ủy nêu một số vấn đề xuất phát từ thực tiễn như: cần đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn nữa cho các địa phương gắn với giám sát việc thực thi công vụ và trách nhiệm người đứng đầu; nâng cao tính công khai, minh bạch trong quản trị điều hành để nhân dân giám sát, gắn với chuyển đổi số quốc gia, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
Song song với đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, kịp thời, thống nhất, lấy quyền lợi hợp pháp của người dân làm trung tâm; nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm phápluật và giảm các can thiệp mang tính hành chính trong các quy định pháp luật; hình thành cơ chế và cơ sở pháp lý đầy đủ hơn về mô hình chính quyền đô thị…
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các ý kiến traođổi, thảo luận đánh giá Dự thảo Đề án được xây dựng công phu, nghiêm túc, bám sát Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp năm 2013; đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao các ý kiến gópý thể hiện sự tâm huyết đối với nội dung Dự thảoĐề án; trong đó có nhiều ý tưởng mới, đóng góp cho việc hoàn thiệncácquan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nhất là các ý kiến về vấn đề tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; làm rõ hơn các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp...
Chủ tịch nước cho rằng, những vấn đề được nêu ra xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong công tác của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị tại địa phương; phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu tỉnh ủy, thành ủy các địa phương, sau Hội nghị này, tiếp tục nghiên cứu Dự thảo Đề án và góp ý bằng văn bản cho Ban Chỉ đạo; Tổ Biên tập tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Đề án.../.
DIỆU THIỆN