Cần giám sát công tác chuẩn bị thực hiện bầu cử, sắp xếp bộ máy

(BKTO) - Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, dự kiến Chương trình giám sát năm 2026 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

202504231044496101_z61_7528.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội Dương Thanh Bình báo cáo tại Phiên họp. Ảnh: VPQH

Đề xuất không tổ chức giám sát chuyên đề trong năm 2026

Báo cáo tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, năm 2025 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị trình Quốc hội quyết định giám sát tối cao 1 chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 1 chuyên đề.

Lần đầu tiên, chủ trương về việc tổ chức Diễn đàn của Quốc hội về hoạt động giám sát đã cho thấy tinh thần không ngừng đổi mới, cải tiến trong hoạt động của Quốc hội. Dự kiến Diễn đàn sẽ được tổ chức vào khoảng cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8/2025; đồng thời, đã xác định Chủ đề của Diễn đàn là “Giám sát của Quốc hội để kiến tạo phát triển”, gồm Chuyên đề 1 là “Hoạt động giám sát của Quốc hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” và Chuyên đề 2 là “Hoạt động giám sát của Quốc hội góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật”.

Căn cứ đặc điểm, tình hình đặc thù của năm 2026, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép không đề xuất nội dung giám sát chuyên đề vào Chương trình giám sát năm 2026 của Quốc hội.

Về dự kiến nội dung chương trình giám sát, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, dự kiến Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày chủ nhật, 15/3/2026 và dự kiến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XVI sẽ diễn ra vào ngày 6/4/2026. Theo đó, việc tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ tiến hành tại Kỳ họp thứ 10 và không có Kỳ họp thứ 11 như thông lệ các nhiệm kỳ Quốc hội trước đây.

Giám sát chặt chẽ việc sử dụng tài sản dôi dư sau sắp xếp

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, sau Kỳ họp thứ 9, khi sáp nhập tỉnh, thành, số lượng đoàn đại biểu Quốc hội cũng sẽ giảm từ 63 xuống còn 34. Điều này kéo theo sự thay đổi về quy mô và cơ cấu, bao gồm cả số lượng đại biểu chuyên trách và phó đoàn.

202504231045038994_z61_7267.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: VPQH

Trước bối cảnh đó, nhất trí Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có giám sát chuyên đề song Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội đưa nội dung giám sát về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương thành một chuyên đề trọng tâm trong năm 2026. Phạm vi giám sát cần bao quát việc bỏ cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập tỉnh, tập trung làm rõ tính phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật với thực tiễn đời sống người dân.

"Công tác quản lý và sử dụng hiệu quả trụ sở, tài sản công dôi dư sau sắp xếp cần được giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng lãng phí"- Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng đề nghị đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện đầy đủ chế độ, quyền lợi cho cán bộ, công chức bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp. Việc di chuyển và làm việc của cán bộ, công chức khi trung tâm hành chính thay đổi cũng cần được quan tâm, đánh giá những khó khăn và đề xuất các cơ chế hỗ trợ cần thiết. Các đoàn đại biểu Quốc hội có chuyên đề giám sát về nội dung này, làm rõ bất cập để đề xuất hướng xử lý.

Định hướng công tác giám sát năm 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần giám sát các chuyên đề về việc chuẩn bị thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

“Bẩu cử là vấn đề trọng tâm, chúng ta giám sát việc thành lập Hội đồng Bầu cử Quốc gia, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, HĐND các cấp. Vấn đề chung là phải đảm bảo minh bạch, dân chủ, công khai, đánh giá việc thực hiện đề án đổi mới bầu cử đảm bảo quyền lợi của cử tri, tính công bằng trong bầu cử. Nếu làm tốt công tác giám sát bầu cử Quốc hội, HĐND thì cũng phục vụ tốt cho Nghị quyết lần thứ XI của Ban Chấp hành Trung ương” – Chủ tịch Quốc hội nói.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tập trung giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025; giám sát việc thực hiện chính sách tài khóa, huy động nguồn lực ngoài ngân sách;giám sát công tác lập pháp, hoàn thiện thể chế; giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội; giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, khiếu nại tố cáo…

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục phát huy những kết quả giám sát đã đạt được thời gian qua, tiếp tục quan tâm, rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại, hạn chế trong những tháng cuối năm 2025 và năm 2026.

Cùng chuyên mục
  • Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào bước vào giai đoạn phát triển mới
    12 giờ trước Đối ngoại
    (BKTO) - Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thể hiện sự coi trọng và ưu tiên cao của Việt Nam với Lào và quyết tâm của Lãnh đạo hai Đảng, hai nước trong thúc đẩy quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác tòan diện Việt - Lào.
  • Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh
    18 giờ trước Chính trị
    (BKTO) - Sáng 22/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 10, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã dự Hội nghị tiếp xúc cử tri tại các huyện Củ Chi và Hóc Môn để ghi nhận, tiếp thu ý kiến cử tri trước thềm Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại hai điểm cầu huyện Củ tri và huyện Hóc Môn.
  • Tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Nam Phi
    hôm qua Chính trị
    (BKTO) - Việt Nam và Nam Phi nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, sớm nâng kim ngạch thương mại song phương tương xứng với tiềm năng của hai bên; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, quốc phòng, an ninh...
  • Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
    hôm qua Chính trị
    (BKTO) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), chiều 22/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương thăm và làm việc với Binh chủng Tăng thiết giáp (Bộ Quốc phòng).
  • Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với phía Hoa Kỳ
    hôm qua Chính trị
    (BKTO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là Đoàn đàm phán chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với phía Hoa Kỳ, trên nguyên tắc bám sát các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cân bằng, bền vững.
Cần giám sát công tác chuẩn bị thực hiện bầu cử, sắp xếp bộ máy