Cần sớm tháo gỡ bất cập của Nghị định 116/2010/NĐ-CP

(BKTO) - Được đánh giá là một chính sách rất nhân văn, nhằm khuyến khích, tạo điềukiện cho các xã đặc biệt khó khăn phát triển. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khaithực hiện Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sáchđối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũtrang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Nghị định 116) đã bộc lộ nhiều bất cập cần sớmđược tháo gỡ để đảm bảo sự công bằng của chính sách và tránh thất thoát nguồn lựcnhà nước.




Chính phủ cần có phương án thu hồi các khoản chi sai của từng địa phương,Ảnh:TS
Chi sai và trùng lắp đối tượng thụ hưởng

Nghị định 116 quy định 7 chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tại phiên giải trình về tình hình thực hiện Nghị định 116 diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, qua tổng hợp báo cáo của 24/30 Bộ, ngành, 48/63 tỉnh, thành phố, giai đoạn 2011-2015, tổng kinh phí thực hiện Nghị định 116 khoảng 24,8 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 116, do không có quy định cụ thể, một số địa phương đã thực hiện chính sách đối với các xã không phải là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đáng chú ý, hiện nay có 3 văn bản quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc quy định cùng một chính sách trên nhiều văn bản và ở các thời điểm khác nhau dẫn đến tình trạng chi nhầm, chi trùng đối tượng.

Làm rõ hơn bất cập này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho biết, qua báo cáo của các cơ quan liên quan và khảo sát trực tiếp của Hội đồng Dân tộc tại 10 tỉnh cho thấy, quá trình triển khai Nghị định 116 còn nhiều hạn chế, nổi lên sự thiếu tính thống nhất về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ngay trong Nghị định này.
Một số đại biểu cũng chỉ ra thực tế, có những địa phương chi cả 3 chế độ nhưng có nơi người nằm trong đối tượng lại chưa được hưởng; có trường hợp mới được hưởng chính sách đã chuyển đi khỏi vùng đặc biệt khó khăn… Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thẳng thắn nhìn nhận, do chưa tổng hợp, đánh giá các chính sách trước khi ban hành Nghị định 116 nên có tình trạng 1 đối tượng được hưởng cả 3 chính sách hay có trường hợp mới đến đã chi rồi, có trường hợp lại sau 3 năm, 5 năm mới được hưởng chính sách; do thiếu hướng dẫn rõ ràng nên có địa phương chi nhầm… dẫn tới thất thoát ngân sách trong quá trình thực hiện chính sách.

Cần thống nhất về chính sách

Tại phiên giải trình, các đại biểu cũng cho rằng, những bất cập trong thực hiện chính sách thời gian qua đã dẫn đến thất thoát nguồn lực, gây dư luận xã hội không tốt; tạo sự bất công bằng trong thụ hưởng chính sách, hiệu quả về kinh tế - xã hội do chính sách mang lại thấp. Một số đại biểu đề nghị, Chính phủ cần rà soát, báo cáo cụ thể về số kinh phí chi trả trùng, chi không đúng đối tượng trong 5 năm qua cũng như phương án thu hồi các khoản chi trả không đúng. Đặc biệt, nhiều đại biểu nhấn mạnh, cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan để xảy ra những bất cập trên.

Để khắc phục bất cập, theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện cả 3 Nghị định gồm: Nghị định 116; Nghị định 61/2006/NĐ-CP; Nghị định 64/2009/NĐ-CP. Qua tổng kết sẽ làm rõ số tiền chi sai, chi không đúng chính sách và kiên quyết thu hồi, có biện pháp xử lý đối với khoản chi không đúng để bảo đảm minh bạch, công bằng trong thực thi pháp luật.
Đồng tình quan điểm của nhiều đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, tới đây, Bộ cũng sẽ đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế 3 Nghị định trên để thống nhất chính sách. Nhưng trước mắt, những vấn đề bức xúc sẽ nghiên cứu điều chỉnh ngay, không chờ ban hành nghị định mới./.
ĐĂNG KHOA
Cùng chuyên mục
  • Công tác quản lý lễ hội: Tạo sự chuyển biến thực chất từ ý thức người dân
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đó là lưu ýcủa GS.TS. Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tínngưỡng dân gian Việt Namvề công tác quản lý lễ hội. Chia sẻ với Báo Kiểm toán, GS. Thịnh cho rằng,trong năm tới, những chuyển biến trong công tác quản lý lễ hội cần được xuấtphát từ nhận thức, ý thức của người dân chứ không phải là hệ quả của những biệnpháp hành chính.
  • Nhà nước có nên thành lập Quỹ Bồi thường?
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thảo luận về Dựthảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 2, Quốchội khóa XIV, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Quỹ Bồi thường độclập. Nguồn thu của Quỹ có thể được trích từ một phần tiền phạt xử lý vi phạmhành chính, tiền do phạm tội mà có, tiền hoàn trả của người thi hành công vụ vàmột số nguồn thu hợp pháp khác. Tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộidiễn ra ngày 9/01, việc nên hay không nên thành lập Quỹ Bồi thường tiếp tục đượcđặt ra.
  • Xây dựng lại mạng lưới đại học theo hướng để thị trường điều tiết
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đào tạo không tính tớiyếu tố thị trường, nhiều cơ sở đào tạo không đạt tiêu chuẩn… được cho là những nguyênnhân chính dẫn đến chất lượng giáo dục đại học (ĐH) còn nhiều bất cập. Bên cạnhviệc bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, nhiều vấn đề gợi mở trong bốicảnh mới như chú trọng tạo dựng tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên cũng được cácđại biểu chỉ ra tại Hội nghị giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH diễn ramới đây.
  • Một năm thực hiện Luật BHXH: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau mộtnăm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, tình trạng DN vi phạm chínhsách, pháp luật về BHXH chưa giảm; chậm triển khai các chế độ BHXH… là những vấnđề đặt ra từ đợt giám sát, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH tại một số địaphương do Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội (LĐ-TB&XH) và BHXH Việt Namthực hiện trong những tháng cuối năm 2016.
  • Tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp:  Phớt lờ cảnh báo
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hàng trăm ngườithương vong, cả nghìn tỷ đồng hóa tro… Đó là những con số chưa kể hết về mức độthiệt hại do cháy nổ gây ra được Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứuhộ (PCCC và CNCH), Bộ Công an thống kê và công bố mới đây. Điều đáng nói, nhữngnguy cơ cháy nổ dù đã được cảnh báo trước, song lại không được ngăn chặn kịp thờidẫn đến tình trạng sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng mới… siết quản lý.
Cần sớm tháo gỡ bất cập của Nghị định 116/2010/NĐ-CP