Nhà nước có nên thành lập Quỹ Bồi thường?

(BKTO) - Thảo luận về Dựthảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 2, Quốchội khóa XIV, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Quỹ Bồi thường độclập. Nguồn thu của Quỹ có thể được trích từ một phần tiền phạt xử lý vi phạmhành chính, tiền do phạm tội mà có, tiền hoàn trả của người thi hành công vụ vàmột số nguồn thu hợp pháp khác. Tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộidiễn ra ngày 9/01, việc nên hay không nên thành lập Quỹ Bồi thường tiếp tục đượcđặt ra.




Nhiều cử tri cho rằng, thành lập Quỹ Bồi tường độc lập là không cần thiết, tránh phát sinh thêm bộ máy biên chế. Ảnh: TK
Theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, trong vấn đề nguồn vốn bồi thường phải chịu áp lực của xã hội cho rằng tiền thuế của nhân dân đóng góp không phải là tiền để các cơ quan thực hiện bồi thường các sai phạm. Ông Bình đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc việc thành lập Quỹ Bồi thường để tránh áp lực này.

Chia sẻ thực tế này, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng, việc thành lập Quỹ Bồi thường là cần thiết. Bởi qua tổng hợp ý kiến, kiến nghị, cử tri rất băn khoăn về vấn đề nhà nước lấy tiền ở đâu để bồi thường oan sai. Tiền bồi thường vẫn phải lấy từ NSNN, nhưng vẫn nên trích một phần NSNN để thành lập một quỹ độc lập. Nếu có sự tách bạch rõ ràng như vậy thì người dân sẽ cảm thấy minh bạch hơn, tiền bồi thường oan sai không phải lấy từ tiền thuế họ đóng vào ngân sách.

Tuy nhiên, từ góc độ cơ quan thẩm tra, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, khoản tiền xử lý vi phạm hành chính, tiền do phạm tội mà có, tiền hoàn trả của người thi hành công vụ là các khoản thuộc nguồn thu của NSNN. Theo quy định của Luật NSNN thì toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào NSNN. Vì vậy, nếu thành lập Quỹ Bồi thường độc lập thì các nguồn thu này vẫn phải nộp vào NSNN, sau đó NSNN phân bổ cho Quỹ. “Trong điều kiện NSNN còn khó khăn, việc bố trí một khoản tiền để thành lập Quỹ Bồi thường nhà nước cần được hết sức cân nhắc. Mặt khác, nếu thành lập Quỹ sẽ phát sinh tổ chức bộ máy biên chế, không phù hợp với chủ trương tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, đề nghị giữ cơ chế về chi trả bồi thường như Dự thảo Luật”- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.

Tán thành quan điểm trên, tại phiên thảo luận, đa số ý kiến cho rằng, không nên thành lập Quỹ Bồi thường. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phân tích: Hoạt động của nhà nước phải do NSNN đảm nhiệm. Nhà nước bồi thường oan sai phải lấy tiền từ ngân sách. Nếu người dân không hiểu rõ, phải giải thích cho người dân hiểu là lấy từ khoản nào, nguồn thuế, nguồn xử phạt hay các khoản thu khác. Cá nhân hay tổ chức nhân danh nhà nước xử lý không đúng thì tiền bồi thường phải lấy từ NSNN. Không nên lập quỹ vì nước ta đã có quá nhiều quỹ, quỹ cũng trích từ ngân sách, hơn nữa việc thành lập quỹ lại làm tăng bộ máy biên chế. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, việc phải lượng hóa thiệt hại để có căn cứ tính mức bồi thường và thương lượng.

Góp ý vào Dự thảo Luật theo hướng nhà nước phải có trách nhiệm bố trí khoản tiền từ ngân sách để bồi thường Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, số tiền hằng năm thu được từ các vụ án khoảng 6.000 tỷ đồng, tiền thu được trong việc bán hàng tịch thu từ các vụ án được khoảng 500 tỷ đồng, các khoản thu từ tòa án cũng được khoảng 600 tỷ đồng. Như vậy, trong khoảng 7.000 tỷ đồng thu được từ việc xử lý các vụ án mỗi năm ấy, Nhà nước có thể trích ra một phần để bồi thường.

Liên quan đến quy định về lập dự toán kinh phí bồi thường, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, theo Luật NSNN không thể để Bộ Tài chính lập dự toán hằng năm, vì cơ quan nào chi thì cơ quan đó phải lập dự toán. Tuy nhiên, như vậy sẽ có quá nhiều đầu mối, quá phức tạp, khó lập dự toán đúng thời gian. Do đó, các cơ quan cần nghiên cứu, trao đổi thêm và cần tiếp tục đưa ra thảo luận để thống nhất về các quy định này.

Điều 58, Dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) quy định về kinh phí bồi thường như sau:
- Nhà nước có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong NSNN để thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách Trung ương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách Trung ương.
- Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh.
- Bộ Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm cấp phát kịp thời và đầy đủ tiền bồi thường.

ĐĂNG KHOA
Cùng chuyên mục
  • Xây dựng lại mạng lưới đại học theo hướng để thị trường điều tiết
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đào tạo không tính tớiyếu tố thị trường, nhiều cơ sở đào tạo không đạt tiêu chuẩn… được cho là những nguyênnhân chính dẫn đến chất lượng giáo dục đại học (ĐH) còn nhiều bất cập. Bên cạnhviệc bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, nhiều vấn đề gợi mở trong bốicảnh mới như chú trọng tạo dựng tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên cũng được cácđại biểu chỉ ra tại Hội nghị giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH diễn ramới đây.
  • Một năm thực hiện Luật BHXH: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau mộtnăm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, tình trạng DN vi phạm chínhsách, pháp luật về BHXH chưa giảm; chậm triển khai các chế độ BHXH… là những vấnđề đặt ra từ đợt giám sát, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH tại một số địaphương do Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội (LĐ-TB&XH) và BHXH Việt Namthực hiện trong những tháng cuối năm 2016.
  • Tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp:  Phớt lờ cảnh báo
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hàng trăm ngườithương vong, cả nghìn tỷ đồng hóa tro… Đó là những con số chưa kể hết về mức độthiệt hại do cháy nổ gây ra được Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứuhộ (PCCC và CNCH), Bộ Công an thống kê và công bố mới đây. Điều đáng nói, nhữngnguy cơ cháy nổ dù đã được cảnh báo trước, song lại không được ngăn chặn kịp thờidẫn đến tình trạng sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng mới… siết quản lý.
  • Giảm gánh nặng chi tiêu y tế
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Việcđổi mới hệ thống y tế với hơn 80% dân số có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) được cholà giải pháp quan trọng giúp chi tiêu y tế từ tiền túi người dân giảm đáng kể.Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn không ít người bệnh phải đối mặt với những chi phíkhổng lồ khi sử dụng dịch vụ y tế… Làm thế nào để giảm chi tiêu y tế từ tiềntúi người dân, đảm bảo sự công bằng, hiệu quả trong chi phí y tế đang là câu hỏiđặt ra đối với ngành chức năng.
  • Bỏ điểm sàn trong tuyển sinh ĐH, CĐ: Đổi mới, nhưng cần thận trọng
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) năm 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố có nhiều điểmmới, nhưng vẫn có quy định được cho là sẽ tác động xấu đến chủ trương phânluồng đào tạo, làm mất cân đối thị trường lao động. Báo Kiểm toán đã có cuộctrao đổi với GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa,Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội để làm rõ hơn về nhữngquy định của Dự thảo đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều này.
Nhà nước có nên thành lập Quỹ Bồi thường?