Công tác quản lý lễ hội: Tạo sự chuyển biến thực chất từ ý thức người dân

(BKTO) - Đó là lưu ýcủa GS.TS. Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tínngưỡng dân gian Việt Namvề công tác quản lý lễ hội. Chia sẻ với Báo Kiểm toán, GS. Thịnh cho rằng,trong năm tới, những chuyển biến trong công tác quản lý lễ hội cần được xuấtphát từ nhận thức, ý thức của người dân chứ không phải là hệ quả của những biệnpháp hành chính.




GS.TS Ngô Đức Thịnh, Ảnh: PHỐ HIẾN
Thưa Giáo sư, khép lại năm 2016, công tác quản lý lễ hội được cho là có nhiều chuyển biến. Giáo sư có nhận xét gì về vấn đề này?

Qua theo dõi hoạt động lễ hội ở các địa phương trên cả nước trong năm qua, chúng tôi cũng thấy đáng mừng, vì công tác quản lý, việc chấp hành các quy định trong lễ hội diễn ra khá quy củ, nghiêm túc. Các sinh hoạt lễ hội truyền thống đáp ứng nhu cầu tâm linh và giải trí của nhân dân, góp phần giáo dục đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, tạo sự gắn kết trong cộng đồng. Thông qua nội dung tổ chức lễ hội, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại các địa phương ngày càng được quan tâm hơn. Các hoạt động lễ hội được gắn kết với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Đặc biệt, tình trạng kinh doanh, dịch vụ luôn là “điểm đen” trong hoạt động lễ hội thì năm vừa qua, tình trạng này đã giảm nhiệt đi rất nhiều; nạn đổi tiền lẻ, rải tiền lẻ, khấn bái không đúng quy định cũng đã được chấn chỉnh…
Bên cạnh nét chuyển biến, công tác quản lý lễ hội vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục. Điển hình như hiện tượng chen lấn, xô đẩy, đốt vàng mã, đặt tiền lễ, tiền giọt dầu không đúng quy định; nội dung lễ hội không có gì đặc sắc, thậm chí là bị biến tướng, phản cảm…

Nhiều ý kiến cho rằng, những tồn tại vừa qua là hệ quả của tình trạng lễ hội mở tràn lan, thiếu kiểm soát. Quan điểm của Giáo sư ra sao?

Tôi cho rằng ý kiến đó rất đúng. Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có gần 8 nghìn lễ hội, trong đó có 7 nghìn lễ hội dân gian và hàng trăm các lễ hội với đủ tính chất, quy mô khác nhau… Nhẩm tính trung bình mỗi ngày trên cả nước diễn ra khoảng 22 lễ hội. Những lễ hội như: Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội đền Trần (Nam Định)… là những lễ hội gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, rất cần thiết phải bảo tồn, phát huy giá trị. Nhưng thực tế có không ít lễ hội mới được mở ra hoặc du nhập vào; nhiều lễ hội, nghi lễ dân gian không còn phù hợp với hiện tại cần loại bỏ như: Lễ hội chọi trâu, nghi lễ chém lợn…
Để giảm thiểu những tồn tại nêu trên, tôi cho rằng cơ quan quản lý cần giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội. Không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Dừng tổ chức đối với những lễ hội đã cấp phép nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội. Đi đôi với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các lễ hội, điểm di tích, cơ quan chức năng cần tăng cường các hình thức tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong quá trình thực hành tín ngưỡng, tham gia lễ hội. Bởi sự chuyển biến chỉ bền vững, thực chất khi mà nhận thức, ý thức của người dân được nâng lên.

Sau mỗi mùa lễ hội, số tiền công đức tại các di tích là không hề nhỏ, thế nhưng mỗi đợt trùng tu di tích lại tiêu tốn không ít tiền ngân sách. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Đây cũng là vấn đề nhận được quan tâm của đông đảo người dân, chứ không phải riêng cá nhân nào. Câu chuyện quản lý, sử dụng tiền công đức ra sao được đặt ra từ lâu, đến nay vẫn chưa có hồi kết. Ai cũng biết số lượng tiền công đức rất lớn nhưng lớn đến đâu, không ai nắm được, nên cũng không biết việc chia sẻ lợi ích được thực hiện như thế nào.
Câu chuyện về việc xử lý tiền công đức tại Đền ông Hoàng Mười (Nghệ An) chính là một bài học rất đáng để suy ngẫm. Trước đây, tiền công đức thu được nộp vào kho bạc tổng cộng 1,5 tỷ đồng, từ khi có Ban quản lý mới vào năm 2014, bình quân mỗi năm số tiền đó là 11 tỷ đồng. Sự thay đổi trong mô hình quản lý đã mang lại hiệu quả trông thấy đối với việc công khai, minh bạch trong sử dụng tiền công đức. Nhưng thử hỏi, mấy nơi làm được như tại di tích này? Đứng về mặt quản lý nhà nước đã có Nghị định, Thông tư liên bộ, có Chỉ thị của Ban Bí thư và Công điện của Thủ tướng, yêu cầu phải công khai, minh bạch trong việc sử dụng tiền công đức. Song mô hình quản lý thế nào là thích hợp vẫn còn bỏ ngỏ. Trong khi hằng năm, NSNN tiêu tốn không biết bao nhiêu cho công tác trùng tu di tích. Đơn cử như Hà Nội, địa phương có nhiều di tích nhất của cả nước, mỗi năm, nơi đây cũng chi đến cả nghìn tỷ đồng cho trùng tu di tích, chủ yếu vẫn là tiền ngân sách.

Do đó, tôi cho rằng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề này. Đừng đổ lỗi cho vấn đề nhạy cảm mà lảng tránh, ngại va chạm. Tiền công đức do nhân dân, du khách thập phương đóng góp, cần phải được tái đầu tư cho di tích, chứ không thể tự ý chi dùng, sau đó lại lấy tiền ngân sách ra để trùng tu, tôn tạo di tích.
NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Nhà nước có nên thành lập Quỹ Bồi thường?
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thảo luận về Dựthảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 2, Quốchội khóa XIV, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Quỹ Bồi thường độclập. Nguồn thu của Quỹ có thể được trích từ một phần tiền phạt xử lý vi phạmhành chính, tiền do phạm tội mà có, tiền hoàn trả của người thi hành công vụ vàmột số nguồn thu hợp pháp khác. Tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộidiễn ra ngày 9/01, việc nên hay không nên thành lập Quỹ Bồi thường tiếp tục đượcđặt ra.
  • Xây dựng lại mạng lưới đại học theo hướng để thị trường điều tiết
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đào tạo không tính tớiyếu tố thị trường, nhiều cơ sở đào tạo không đạt tiêu chuẩn… được cho là những nguyênnhân chính dẫn đến chất lượng giáo dục đại học (ĐH) còn nhiều bất cập. Bên cạnhviệc bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, nhiều vấn đề gợi mở trong bốicảnh mới như chú trọng tạo dựng tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên cũng được cácđại biểu chỉ ra tại Hội nghị giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH diễn ramới đây.
  • Một năm thực hiện Luật BHXH: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau mộtnăm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, tình trạng DN vi phạm chínhsách, pháp luật về BHXH chưa giảm; chậm triển khai các chế độ BHXH… là những vấnđề đặt ra từ đợt giám sát, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH tại một số địaphương do Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội (LĐ-TB&XH) và BHXH Việt Namthực hiện trong những tháng cuối năm 2016.
  • Tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp:  Phớt lờ cảnh báo
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hàng trăm ngườithương vong, cả nghìn tỷ đồng hóa tro… Đó là những con số chưa kể hết về mức độthiệt hại do cháy nổ gây ra được Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứuhộ (PCCC và CNCH), Bộ Công an thống kê và công bố mới đây. Điều đáng nói, nhữngnguy cơ cháy nổ dù đã được cảnh báo trước, song lại không được ngăn chặn kịp thờidẫn đến tình trạng sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng mới… siết quản lý.
  • Giảm gánh nặng chi tiêu y tế
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Việcđổi mới hệ thống y tế với hơn 80% dân số có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) được cholà giải pháp quan trọng giúp chi tiêu y tế từ tiền túi người dân giảm đáng kể.Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn không ít người bệnh phải đối mặt với những chi phíkhổng lồ khi sử dụng dịch vụ y tế… Làm thế nào để giảm chi tiêu y tế từ tiềntúi người dân, đảm bảo sự công bằng, hiệu quả trong chi phí y tế đang là câu hỏiđặt ra đối với ngành chức năng.
Công tác quản lý lễ hội: Tạo sự chuyển biến thực chất từ ý thức người dân