Câu đối Tết sẽ còn mãi với thời gian

(BKTO) - Không biết tự baogiờ, “câu đối đỏ” đã trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu trongngày Tết cổ truyền của người Việt: “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh/ Thịtmỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Mỗi độ Tết đến Xuân về, người người lại háo hức tìmcho mình những câu đối hay nhất để treo ở nơi trang trọng trong nhà. Đó là mộtthú chơi tao nhã, một mỹ tục trong ngày Tết Nguyên đán đã và đang được các thếhệ người Việt Nam gìn giữ, truyền lại qua các thế hệ .



Các “ông đồ” già và trẻ phục vụ du khách trên “phố ông đồ” ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán.<_o3a_p>


Có thể nói, một trong những truyền thống văn hóa của người Việt chúng ta là truyền thống trọng chữ. Ngày xưa, người Việt sử dụng nhiều loại chữ nhưng loại chữ được tôn sùng và quý giá nhất là chữ Nho, thường được gọi là “chữ của Thánh hiền”. Chính vì vậy mà trong dân gian, người ta nhắc nhau không viết chữ khiếm nhã lên các tờ giấy và không vứt những tờ giấy có chữ vào nơi ô uế, bẩn thỉu… Loại “chữ của Thánh hiền” ấy được người ta dùng vào những mục đích cao sang, như: để ghi chép sự việc, từ đó tạo ra văn tự, khế ước; để chuyển tải suy tư, từ đó tạo ra thơ phú, văn chương, sử sách; để trang trí công đường hoặc nhà ở, từ đó tạo ra thư họa hay thư pháp tức là những bức tranh chữ; để làm quà tặng với những lời hay và ý đẹp, từ đó tạo ra những câu đối, câu liễn với nhiều nội dung phong phú đầy tính nhân văn...

Trong tất cả các loại câu đối, câu liễn thì nổi bật hơn cả là câu đối Tết. Câu đối Tết trở thành sinh hoạt văn hóa rất phổ biến từ lâu đời. Từ xa xưa và ngày nay cũng vậy, chơi câu đối là một thú chơi tao nhã nhưng rất khó bởi nó thể hiện trình độ học vấn và chữ nghĩa của những người được gọi là “có ăn, có học”. Gọi là “câu đối” bởi mỗi câu đối gồm có hai vế và hai vế này phải “đối nhau” một cách tinh tế về cả chữ nghĩa và thanh âm bằng trắc. Người xưa thường lấy câu đối ra để thử tài nhau và lấy việc đối hay, đối dở để đánh giá trình độ học vấn của nhau. Chẳng thế mà các cụ xưa thường cho rằng: “Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa”.

Ở nước ta, truyền thống viết và chơi câu đối Tết trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn được lưu giữ và có xu hướng ngày càng khởi sắc. Nhiều người còn nhớ nhà thơ Vũ Đình Liên có bài thơ “Ông đồ” nổi tiếng đăng trên báo “Tinh hoa” từ năm 1936 với những câu thơ buồn nhớ, nuối tiếc về một nét đẹp văn hóa bị mai một: “Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/ Bày mực Tàu, giấy đỏ/ Bên phố đông người qua…/Nhưng mỗi năm mỗi vắng/ Người thuê viết nay đâu?/ Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu...”.

Không ít ông đồ già cũng viết câu đối theo kiểu thư pháp chữ Việt.
Ảnh: ST
Nếu nhà thơ Vũ Đình Liên còn đến hôm nay thì hẳn ông sẽ chẳng có cảm giác bùi ngùi nuối tiếc ấy nữa bởi những năm gần đây, vào dịp Tết đến Xuân về, ở nhiều thành phố và các khu đô thị lại xuất hiện những “ông đồ” thời hiện đại ngồi viết câu đối Tết bằng chữ Hán, chữ Nôm, hoặc bằng chữ Việt hiện đại theo kiểu thư pháp. Ngày nay tuy không ai dùng chữ Hán và chữ Nôm nữa, hay nói đúng hơn là còn quá ít người biết và hiểu chữ Hán và chữ Nôm, nhưng không phải vì thế mà câu đối chữ Hán, chữ Nôm bị mất đi. Bằng chứng là nếu ai có dịp ghé qua Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội vào những ngày Tết Nguyên đán sẽ không thể không bị cuốn hút bởi “phố ông đồ” là nơi hội ngộ của cả trăm ông đồ cùng viết câu đối và tranh chữ phục vụ du khách. Các câu đối ở đây là những câu đối đã được phổ biến rộng rãi hoặc những câu đối do khách yêu cầu họ viết gồm đủ cả câu đối chữ Hán, câu đối chữ Nôm và câu đối chữ Việt viết theo kiểu thư pháp hiện đại. Đó là một trong những biểu hiện rõ nhất sự tiếp nối truyền thống và khởi sắc của văn hóa câu đối Tết ở Việt Nam.
Câu đối Tết đã trở nên phổ biến trong dân gian. Nó vẫn luôn còn đó và ngày càng được trân trọng, giữ gìn. Bên cạnh những bằng chứng đã nêu trên, ta còn thấy hầu hết các tờ báo Xuân đều có vài câu đối Tết làm tăng không khí Tết cổ truyền trên các trang báo mở đầu năm mới. Đó là ở nhiều miền quê khắp cả nước, vào dịp đón đón Xuân vui Tết, nhiều người vẫn đi tìm mua “câu đối đỏ” về treo trong nhà. Cùng với các câu đối viết bằng chữ Việt hiện đại người mua đọc hiểu đã đành, có không ít người mua cả câu đối viết bằng chữ Hán, chữ Nôm dù họ không hiểu cặn kẽ ý nghĩa cụ thể ra sao. Đơn giản là vì họ cho rằng, nội dung của tất cả các câu đối Tết đều có một ý nghĩa chung là cầu chúc những điều tốt lành trong năm mới.
Một điểm đáng mừng nữa, đó là bây giờ không chỉ có các “ông đồ” già mà đã xuất hiện nhiều “ông đồ” trẻ, tuổi mới đôi mươi cũng khăn đóng áo dài ngồi viết câu đối Tết. Đó là một biểu hiện sinh động của việc bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Tết Nguyên đán là truyền thống lâu đời và có thể được xem là một bản sắc của văn hóa Việt Nam, trong đó câu đối Tết chính là một bản sắc của ngày Tết Nguyên đán cổ truyền. Các nhà nghiên cứu văn hóa đã cho rằng, trong thời đại toàn cầu hóa ào ạt ngày nay, việc bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là một yêu cầu cấp thiết. Trong ý nghĩa đó, việc gìn giữ, phổ biến và sự khởi sắc của câu đối Tết ở nước ta những năm gần đây quả thật là một dấu hiệu tốt lành và như vậy, câu đối Tết sẽ còn mãi với thời gian.

NGUYỄN HỮU MÃO
Cùng chuyên mục
  • Tết ấm tình quân dân nơi biên giới
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đón Tết xa gia đình, người thân;những cuộc tuần tra, truy bắt tội phạm được thực hiện giữa thời khắc giao thừa...Đó là những câu chuyện quen thuộc về ngườilính mang quân hàm xanh tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (huyện Mộc Châu, tỉnhSơn La) từ nhiều năm nay. Ở nơi biên cương, dẫu có đôi chút chạnh lòng trong dịpTết đến, Xuân về nhưng trong tâm tưởng của người lính vẫn luôn sắt son với niềmtin, lý tưởng để chắc tay súng canh giữ biên giới, vì sự bình yên của Tổ quốc,của nhân dân.
  • Phố ông đồ ở TP. Hồ Chí Minh
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ai có dịp đến TP. Hồ Chí Minh những ngày cậnTết sẽ thấy ở thành phố này có hai phố ông đồ. Một ở Nhà Văn hóa Thanh Niên,một ở Nhà Văn hóa Lao động hoạt động đến ngày 30 Tết, thu hút nhiều khách duxuân sắm Tết.
  • Giám sát tình hình thực hiện chính sách BHXH năm 2015
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thực hiện chương trình giám sát hàng năm, Ủy ban Các vấnđề xã hội của Quốc hội đã làm việc với một số Bộ, ngành, cơ quan (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, KTNN, Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam) về tình hình thực hiện chínhsách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2015.
  • Đào tạo nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đàotạo nhân lực y tế là một khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng nhucầu phát triển và hội nhập. Trước yêu cầu đó, ngành y tế đang tập trung đổi mớicăn bản, toàn diện công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với mô hình bệnh tậtvà hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng nhân lực ytế.
  • Đêm trắng ở chợ đầu mối Long Biên
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đêm cuối năm, khi những ngọn đèn đường mệt mỏi hắt ánh sáng vàng vọt,lạnh lẽo xuống mặt đường, thành phố bắt đầu chìm vào giấc ngủ, thì quang cảnhtại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) chợt bừng thức dậy như một thế giới khácbiệt. Tiếng còi xe inh ỏi, tiếng đổ hàng, tiếng va đập cùng dòng người bốc váctấp nập như xé tan màn đêm tĩnh lặng. Trong cái “biển” hàng mênh mông ấy, nhữngphận người miệt mài mưu sinh, đang phải gồng mình kiếm sống để lo cho gia đình,hứa hẹn năm nay sẽ có một cái tết đầy đủ, ấm no hơn.
Câu đối Tết sẽ còn mãi với thời gian