Chi phí bệnh tật vì thuốc lá gấp 5 lần số thuế thu được

(BKTO) - Theo ước tính của Hội Kinh tế Việt Nam năm 2022, tổng chi phí liên quan đến khám, chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng/năm (tương đương 1,14% GDP của năm 2022). Con số này lớn hơn gấp 5 lần so với đóng góp của nguồn thu thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia.

thuoc-la-8.jpg
Tăng thuế thuốc lá là biện pháp hữu hiệu để giảm bệnh tật và tử vong do tác hại của thuốc lá gây ra. Ảnh: ST

Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, gây nên 25 loại bệnh

ThS.BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm. Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản.

Tại Việt Nam, sử dụng thuốc lá gây ra 85.500 ca tử vong mỗi năm. Hút thuốc lá thụ động gây ra 18.800 ca tử vong. Như vậy, tổng cộng có 104.300 ca tử vong/năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá (số liệu cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới năm 2021).

Đáng lo ngại, bà Hải nhấn mạnh, sử dụng thuốc lá đã tạo gánh nặng bệnh tật, làm suy giảm chất lượng nguồn lao động. Hơn 45 triệu người Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá và tử vong sớm do hút thuốc trực tiếp hoặc gián tiếp. Phần lớn những người chết vì bệnh liên quan đến thuốc lá, là những người trong độ tuổi lao động bị tử vong sớm.

Mỗi công dân Việt Nam bị ốm hoặc tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá đều làm suy giảm quy mô và chất lượng nguồn lao động của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 đến 20 năm tới khi những người hút thuốc hiện nay phải đối mặt với những tác động đến sức khỏe của việc dùng thuốc lá.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ USD. Tại Việt Nam, theo ước tính của Hội Kinh tế Việt Nam năm 2022, tổng chi phí liên quan đến khám, chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng/năm (tương đương 1,14% GDP của năm 2022). Con số này lớn hơn gấp 5 lần so với đóng góp của nguồn thu thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia.

Cần áp dụng thuế tuyệt đối với thuốc lá

Để giảm gánh nặng bệnh tật và tác động tiêu cực do thuốc lá gây ra đối với phát triển kinh tế - xã hội, WHO, Bộ Y tế và các chuyên gia khẳng định, việc đánh thuế với thuốc lá là công cụ chính sách hiệu quả để hạn chế tiêu dùng thuốc lá.

Ths. Phan Thị Hải cho biết, từ năm 2008 đến năm 2019, Việt Nam mới thực hiện 3 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá, nhưng mức tăng mỗi lần thấp chỉ 5% (giá xuất xưởng) và khoảng cách thời gian giữa các lần tăng thuế khá dài.

Cụ thể, năm 2006, tăng mức thuế từ 55% lên 65% (giá xuất xưởng); năm 2016 (sau 8 năm) tăng từ 65% lên 70%; năm 2019 (sau 3 năm) tăng từ 70% lên 75%.

Thí dụ, mỗi bao thuốc lá bán lẻ 10.000 đồng thì giá xuất xưởng chỉ khoảng 3.900 đồng. Việc tăng thuế từ 70% lên 75% giá xuất xưởng sẽ làm giá tăng 220 đồng. Người bán lẻ có thể cùng tăng giá và sẽ làm giá tăng lên khoảng 300 đồng = 3%.

Tuy nhiên, lạm pháp trung bình 4% và thu nhập tăng trung bình là 5%, vì vậy việc tăng thuế có tác động nhưng rất ít tới tiêu dùng trong các năm đó. Vì vậy Việt Nam cần mạnh dạn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng và tăng trưởng bền vững.

Theo WHO và Ngân hàng Thế giới, tỷ trọng thuế thuốc lá cần đạt ít nhất 70% đến 75% giá bán lẻ. Bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn và tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Về mức thuế, theo tính toán của các chuyên gia WHO và đề xuất của Bộ Y tế, bên cạnh thuế tương đối là 75%, chúng ta cần bổ sung mức thuế tuyệt đối với sản phẩm thuốc lá ở mức ít nhất 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và tăng dần để đạt 15.000 đồng/bao vào năm 2030.

Phương án này sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành, cụ thể: tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới sẽ giảm xuống dưới 36% và ở nữ giới xuống dưới 1,0% vào năm 2030, đáp ứng được mục tiêu chiến lược quốc gia.

Giảm 3,2 triệu người hút thuốc vào năm 2030 so với kịch bản không tăng thuế. Mức giảm này cao hơn phương án của Bộ Tài chính hiện nay là một triệu người hút thuốc.

Cùng chuyên mục
  • Đất nước trọn niềm vui
    3 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Hòa chung không khí vui mừng và tự hào của cả nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), từng dòng người cũng đổ về Triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP.Hà Nội) để tham quan, nhìn lại những tư liệu, hiện vật và sống lại những ký ức hào hùng của dân tộc.
  • Đà Nẵng: Nhiều sự kiện văn hóa, giải trí diễn ra dịp lễ
    3 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Dịp lễ 30/4 và 01/5, tại TP. Đà Nẵng, công suất chung khối cơ sở lưu trú du lịch 4-5 sao và tương đương ước đạt 75-80%. Nhiều sự kiện văn hóa, giải trí diễn ra dịp lễ.
  • Thời khắc lịch sử trong ký ức “Vị Tướng trận mạc”
    3 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Chiến tranh đã lùi xa 50 năm, song ký ức về những ngày đêm hành quân thần tốc 1.700 cây số, hình ảnh về “bà má tham mưu” cùng tấm bản đồ chỉ đường, dòng người đổ ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng… vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí “Vị Tướng trận mạc” - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (khoá VIII, IX, X), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng mỗi khi nhớ đến những ngày tháng Tư lịch sử với máu - lửa và cờ hoa.
  • Hành trang vững chắc, tự tin lập nghiệp từ mái trường Bách khoa
    3 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức Lễ Tốt nghiệp và trao bằng cho 11 nghiên cứu sinh, 260 học viên cao học và 1088 kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân.
  • Hòa Bình: Nâng cao vai trò của hội viên Hội Nông dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
    3 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Trong tháng 4 và tháng 5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức 10 lớp tập huấn cho các hội viên về môi trường không khói thuốc, nhằm nâng cao nhận thức, vai trò của Chi hội Nông dân trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Chi phí bệnh tật vì thuốc lá gấp 5 lần số thuế thu được