Chỉ số tâm lý kinh doanh tại châu Á tăng trở lại trong quý 3

(BKTO)- Kết quả khảo sát của Thomson Reuters/INSEAD công bố ngày 23/9 cho thấy trong quý 3/2020, chỉ số tâm lý kinh doanh (BSI) của các doanh nghiệp châu Á đã tăng trở lại trong bối cảnh các nước dỡ bỏ những hạn chế được áp dụng để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: sưu tầm.

   

Cuộc khảo sát được thực hiện đối với 103 doanh nghiệp ở 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương để đánh giá mức độ kỳ vọng về tình hình kinh doanh trong 6 tháng tới.

Trong quý 3, chỉ số BSI của các doanh nghiệp châu Á đạt mức 53 điểm, tăng so với 35 điểm ghi nhận quý trước đó - mức thấp nhất trong 11 năm qua.

BSI ở mức trên 50 điểm phản ánh tâm lý lạc quan của doanh nghiệp vào triển vọng kinh doanh.

Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 28% bày tỏ lạc quan về triển vọng kinh doanh, tăng mạnh so với mức 7,6% trong quý 2.

Ngoài ra, khoảng 60% số doanh nghiệp cho biết họ không cắt giảm việc làm trong quý 3. Trong quý trước, 63% số công ty được hỏi đã phải cho nhân viên thôi việc.

Cũng theo kết quả khảo sát, gần 70% số doanh nghiệp coi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là rủi ro hàng đầu, 14% coi suy thoái kinh tế toàn cầu là mối lo ngại lớn nhất, trong khi số còn lại quan ngại về cuộc bầu cử Mỹ sắp tới và một số rủi ro khác.

Khảo sát của Thomson Reuters/INSEAD được công bố trong bối cảnh các biện pháp nới lỏng hạn chế ở nhiều nước châu Á đã giảm sức ép đối với nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
  • ADB: Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn vẫn tích cực
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Tại cuộc họp báo về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức ngày 15/9 tại Hà Nội, các chuyên gia ADB đều có chung nhận định, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn vẫn rất tích cực. Việt Nam đã tham gia khá nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. Điều đó chắc chắn sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn.
  • Tổng thống Mỹ bị chỉ trích vì vận động tranh cử trong không gian kín
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/9 đã tiến hành vận động tranh cử trong khuôn viên khép kín tại bang Nevada - một động thái khiến giới chức bang này phẫn nộ, khi họ đã cảnh báo rằng việc tụ tập đông người sẽ vi phạm các quy định hạn chế xã hội phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
  • Hiệp định EVFTA: Sắp xuất khẩu nhiều nông sản sang EU
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tiếp nối sự kiện lô tôm đầu tiên xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), ngày 16 và 17/9 tới đây, các mặt hàng như: cà phê, chanh leo, bưởi, dừa, thanh long sẽ tiếp tục được xuất khẩu sang thị trường này với những ưu đãi mà Hiệp định mang lại.
  • Đàm phán hậu Brexit cần sự nhượng bộ từ cả hai phía
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Quan hệ thương mại Anh-EU tiếp tục đứng trước những thách thức khi vòng đàm phán thương mại thứ 8 hậu Brexit kết thúc với kết quả gây thất vọng trên nhiều phương diện. Trong bối cảnh Anh và EU cần đạt thỏa thuận trước tháng 10, tức là chỉ còn chưa đầy hai tháng để tìm điểm chung và giải quyết bất đồng, hai bên cần nhượng bộ nhất định để đi đến thỏa thuận toàn diện hậu Brexit.
  • Đàm phán Anh-EU: Khó khăn chồng chất, triển vọng mờ mịt
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Từ ngày 7 đến 11-9, các nhà đàm phán của Anh và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục bước vào một vòng đàm phán mới, vòng đàm phán thứ 8, nhằm bàn thảo về thỏa thuận cho mối quan hệ trong tương lai giữa hai bên hậu Brexit. Cũng giống như những vòng đàm phán trước, vòng đàm phán lần này được nhận định là rất quan trọng song cũng không được kỳ vọng sẽ đạt được nhiều tiến triển, đột phá.
Chỉ số tâm lý kinh doanh tại châu Á tăng trở lại trong quý 3